Ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khỏe của bạn

Bạn sẽ có sức khỏe cảm xúc tốt khi những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bạn luôn tích cực. Chúng ta cần học cách suy nghĩ lành mạnh để vượt qua những căng thẳng và biến chúng thành một phần bình thường của cuộc sống. Chính vì thế, việc bạn luôn tự tin, hài lòng về bản thân và các mối quan hệ xung quanh mình sẽ rất quan trọng, nó giúp bạn luôn yêu đời, lạc quan và có sức khỏe tốt. Vậy hãy đừng bỏ qua bài viết này của Yaocare Medic, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khỏe.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn

Trong cuộc sống có rất nhiều điều xảy ra, có thể vui, có thể buồn, sẽ có những lúc sức khỏe tinh thần của bạn bị gián đoạn. Bạn cảm thấy buồn bã, chán nản, mệt mỏi, lo lắng hoặc căng thẳng. Ngay cả những thay đổi trong kế hoạch với kết quả tốt cũng vẫn có thể khiến cảm xúc của bạn bị xáo trộn.

Một số lý do có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cảm xúc của bạn như:

  • Đại dịch xảy ra, chẳng hạn như dịch Covid-19, sốt xuất huyết…
  • Bị sa thải.
  • Ai đó bỏ nhà ra đi.
  • Ai đó qua đời.
  • Ly hôn hoặc kết hôn.
  • Bị tai nạn hoặc bị bệnh nặng.
  • Được thăng chức trong công việc.
  • Gặp khó khăn về tài chính.
  • Chuyển nhà.

Và khi bạn suy nghĩ, cảm nhận với bất kể điều gì, cơ thể của bạn sẽ có phản ứng và bị ảnh hưởng. Đó là sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Tinh thần bạn vui vẻ hay buồn bã đều gây ra phản ứng về mặt thể chất. Đó là lý do tại sao chúng ta có khái niệm “tăng xông”. Khi bạn bực tức, căng thẳng, buồn bã thì huyết áp tăng cao, bạn có thể lên cơn hen, khó thở. Hay khi stress kéo dài, bạn sẽ mắc một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như loét dạ dày.

Chính các triệu chứng của cơ thể là dấu hiệu cho thấy bạn chưa xử lý tốt vấn đề về cảm xúc, chưa quản lý được căng thẳng. Ngược lại, nếu bạn suy nghĩ tích cực, đối phó tốt với căng thẳng bạn sẽ vượt qua bệnh tật tốt hơn.

Cách để cải thiện sức khỏe cảm xúc

Có khá nhiều cách giúp cho cảm xúc của bạn tốt hơn nhưng để thực hiện thì không phải dễ. Để có thể cải thiện sức khỏe cảm xúc hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần nhận ra cảm xúc đó và hiểu rõ nguyên nhân khiến cảm xúc của bạn không tốt. Bạn cần phân loại cảm xúc của mình, đó có thể là buồn phiền, chán nản, lo lắng, căng thẳng và tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để kiểm soát được tốt cảm xúc của mình. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có cảm xúc tích cực.

Thể hiện cảm xúc của bạn bằng cách thích hợp

Đừng bao giờ giữ mọi buồn phiền và căng thẳng trong lòng bởi nó sẽ khiến bạn u uất mà trầm cảm, và mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Có thể bạn không muốn những cảm xúc buồn bã hoặc căng thẳng của mình ảnh hưởng tới ai khác nhưng đó là lựa chọn sai. Bạn hoàn toàn có thể để người thân của mình biết bạn đang lo lắng về điều gì. Tuy nhiên, mọi lời khuyên chỉ để tham khảo chứ không chắc chắn là giải pháp tốt nhất cho bạn. Nếu tâm trạng của bạn quá tệ, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ tâm lý để cải thiện sức khỏe cảm xúc của mình.

Cân bằng cuộc sống

Công việc hay học tập đều có những căng thẳng nhất định và bạn hãy để chúng trở thành một phần trong cuộc sống, cố gắng đừng bị ám ảnh bởi những điều đó. Điều này không có nghĩa là bạn phải giả vờ vui vẻ khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng hay buồn bã. Tuy nhiên bạn cần tập trung vào những gì khiến bạn vui, những điều tích cực trong cuộc sống thay vì cứ nghĩ đến những thứ tiêu cực. Hãy đối mặt với nỗi buồn để vượt qua chúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy một cái nhìn tích cực có thể sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp tăng cường sức khỏe của bạn. Hãy học cách buông bỏ những gì khiến bạn luôn căng thẳng và dành thời gian làm những gì bạn thích.

Phát triển khả năng phục hồi

Những người đối phó với căng thẳng theo hướng tích cực sẽ dễ dàng phục hồi sức khỏe hơn. Và điều này không tự nhiên có được, bạn cần phải học và củng cố khả năng phục hồi của mình. Đó có thể là giữ quan điểm tích cực về bản thân, nhận sự giúp đỡ từ người khác, chấp nhận thực tế. Bác sĩ tâm lý có thể hỗ trợ bạn để nâng cao khả năng phục hồi sức khỏe.

Giữ tâm trí và cơ thể bạn thư giãn

Hãy thả lỏng cơ thể, thư giãn cả thể chất lẫn tinh thần bằng cách nghe nhạc, thiền, tập yoga, thái cực quyền…Đây là những cách giúp bạn cân bằng cảm xúc.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng phương pháp tắm thảo dược để tận hưởng sự nhẹ nhàng, tinh khiết từ thiên nhiên. Điều này rất tốt cho tinh thần và giúp sức khỏe của bạn phục hồi nhanh chóng. Trong trường hợp bạn đang bị bệnh phải nằm một chỗ, hãy sử dụng sữa tắm khô thảo dược Yaocare Medic để giúp cho tinh thần thư thái.

Chăm sóc bản thân.

Cơ thể được chăm sóc đều đặn hàng ngày sẽ đem lại cảm giác thoải mái và mang đến tinh thần lạc quan, yêu đời. Đó là lý do dù bạn ốm đau, cũng phải giữ cơ thể sạch sẽ. Mồ hôi và bã nhờn bám dính trên da khiến bạn khó chịu, bứt rứt và trở nên cáu gắt, mệt mỏi. Nếu không thể tới phòng tắm để thả mình dưới vòi sen hay ngâm mình trong bồn tắm thảo dược, bạn đừng quên sử dụng xịt tắm khô Yaocare Medic. Không chỉ giúp bạn làm sạch cơ thể, Yaocare Medic còn có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết và tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức cơ thể do nằm lâu một chỗ.

Thói quen ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và vận động vừa sức cũng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng bị dồn nén.

Một số điều cần lưu ý về ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khỏe

Hệ miễn dịch của bạn có thể bị ảnh hưởng khi sức khỏe cảm xúc kém. Và điều này khiến bạn dễ mắc các bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng khi tinh thần mệt mỏi, căng thẳng hoặc các mối quan hệ tình cảm gặp khó khăn. Hơn nữa, khi buồn chán, chúng ta thường mặc kệ bản thân, không lo lắng đến sức khỏe, hình thức của mình, và đây là là cơ hội để bệnh tật tấn công. Những lúc như này, bạn có thể không còn muốn uống thuốc, tập thể dục hay bổ sung dinh dưỡng, thậm chí bạn còn có xu hướng sử dụng các chất kích thích.

Một số ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khỏe của bạn:

  • Bạn bị đau lưng
  • Chán ăn
  • Tức ngực
  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng
  • Khô miệng
  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau đầu
  • Tăng huyết áp
  • Khó ngủ
  • Cảm giác lâng lâng hoặc bồn chồn, tim đập nhanh
  • Không có nhu cầu tình dục
  • Khó thở
  • Cứng cổ
  • Đổ mồ hôi
  • Tăng hoặc giảm cân

Tại sao cần nói với bác sĩ về cảm xúc của bạn?

Nếu chỉ nhìn bạn, bác sĩ không thể biết bạn đang căng thẳng, lo lắng. Mặc dù bạn không quen tâm sự với bác sĩ các vấn đề của mình nhưng nếu bạn đang có những cảm xúc này thì cần phải trung thực với bác sĩ. Điều này để đảm bảo rằng các triệu chứng về thể chất không phải do các vấn đề về sức khỏe khác gây ra mà do cảm xúc của bạn. Và họ sẽ tìm cách để cải thiện cảm xúc của bạn trước.

Khi nào bạn cần tới gặp bác sĩ

Nếu những suy nghĩ tiêu cực luôn hiện hữu, cảm giác căng thẳng không biến mất và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, khiến bạn không thể tận hưởng niềm vui thì bạn cần nói chuyện với bác sĩ. Bởi trong hoàn cảnh này, bạn đang bị trầm cảm nặng và có thể đem đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng bạn.

Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0989.360.101
Chat Zalo
Gọi điện ngay