Anti – Vaccin , sai lầm của các bà mẹ trẻ

Anti vaccine hay từ chối tiêm chủng là một phong trào mới dấy lên của các bà mẹ trẻ. Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp anti -vaccine vào một trong 10 thách thức lớn nhất đe dọa sức khỏe nhân loại.

WHO đã đặt tên cho vấn đề này là “do dự vaccine” – có thể hiểu là sự miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vaccine. Vì một lý do nào đó mà người ta không muốn tiêm vaccine cho bản thân cũng như con của mình mặc dù vaccine an toàn, hiệu quả, giá lại hợp lý.

Đã có vô vàn những minh chứng cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vaccine trong việc phòng ngừa một số bệnh do virus. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng những năm gần đây lại giảm tương đối. Một phần là do những thông tin không chính xác về vaccine khiến người dân thiếu niềm tin vào tác dụng của vaccine.

Một trong những lý do khiến mọi người sợ tiêm vaccine chính là nghiên cứu gian lận năm 1998, trong đó bác sĩ người Anh Andrew Wakefield tuyên bố rằng vaccine MMR (sởi, quai bị và rubella) có liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ.

Các nhà khoa học khác đã mất hơn 10 năm để tìm cách chứng minh những kết luận của Wakefield là sai. Đến năm 2010 bài báo của ông bị gỡ xuống và ông cũng bị tước giấy phép hành nghề tại Anh bởi thông tin thất thiệt ông đưa ra.

Các nhà khoa học khác đã mất hơn 10 năm nghiên cứu để chứng minh Wakefield đã sai. Năm 2010, bài báo của ông bị gỡ xuống và vị bác sĩ đã bị tước giấy phép hành nghề ở Anh vì có dấu hiệu trục lợi từ thông tin thất thiệt.

Ngoài do dự vaccine cũng còn một số lý do khác khiến lượng người tiêm chủng giảm rõ rệt. Điều này dẫn tới việc bùng phát một số bệnh gần như đã được xóa sổ tại nhiều nước trên thế giới.

Tại Anh chỉ có 87% trẻ được tiêm phòng đủ 2 mũi vaccine MMR (sởi, quai bị, rubella), dưới mức tạo ra miễn dịch cộng đồng là 95%.

Cơn khủng hoảng anti vaccine đang diễn ra bởi phong trào chống vaccine tràn lan trên toàn cầu. Tại Mỹ, niềm tin vào vaccine của người dân tụt dốc tới mức nguy hiểm. Và điều này không chỉ xảy ra tại Mỹ.

Sự khủng hoảng này đe dọa phá hủy những tiến bộ trong y học mà chúng ta đã có trong việc phòng ngừa và loại bỏ những căn bệnh nguy hiểm bằng vaccine.

Một căn bệnh chúng ta thấy rõ đã quay lại đó là bệnh sởi. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, biến chứng nặng nề và rất dễ lây lan.

Các biến chứng của bệnh bao gồm viêm não, tiêu chảy nặng, mất nước, viêm phổi, viêm tai và mù vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch yếu dễ bị biến chứng và tử vong. Bệnh có thể phòng ngừa được thông qua hai liều vaccine an toàn và hiệu quả.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ bao phủ toàn cầu với mũi tiêm vaccine sởi đầu tiên chỉ tới 85%, mũi tiêm thứ hai chỉ còn 67%.

Trong năm 2017 lượng bệnh nhân mắc sởi tăng hơn 30% trên toàn thế giới. Đây là một mối quan tâm và lo ngại mà WHO đang phả giải quyết.

Tai Việt Nam, năm 2014 dịch sởi bùng phát trên 61/63 tỉnh thành cả nước. Lúc này người ta mới biết rằng có quá nhiều trẻ không được chích ngừa trước đó.

Đến năm 2018, mặc dù tỷ lệ chích ngừa đạt 90% nhưng số lượng bệnh nhân sởi vẫn tăng nhiều hơn bởi những người chưa tiêm phòng vẫn tăng cùng với sự gia tăng dân số.

Năm 2018, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố.

Để đối phó với tình trạng này, Bộ Y tế đã vận động, khuyến cáo và tăng cường tiêm phòng sởi tại phường xã, trường học. Đồng thời với tiêm phòng là phân loại bệnh nặng, nâng cao hiệu quả điều trị và sàng lọc bệnh để hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Tóm lại, chúng ta khi đọc thông tin liên quan đến sức khỏe hãy chọn nguồn tin chính xác và đảm bảo để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo Tạp chí Sức khỏe – Khoe24h

Rate this post
Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay