Khi bạn bị nứt một hoặc nhiều các xương ở chân của bạn được gọi là gãy chân hoặc gãy xương chân. Việc chăm sóc bệnh nhân bị gãy chân rất cần sự hợp tác của chính người bệnh để đảm bảo thời gian phục hồi là nhanh nhất.
Tìm hiểu về gãy chân
Chân chúng ta chia ra làm nhiều phần và bất cứ phần xương nào cũng có thể bị gãy vì một nguyên nhân nào đó. Bạn có thể gãy xương tại:
- Xương đùi: đây là phần xương phía đầu gối.
- Xương chày: là xương lớn hơn trong số hai xương ở dưới đầu gối của bạn. Xương chày còn được gọi là xương ống chân. Xương chày có vai trò quan trọng, chịu lực đỡ cơ thể khá lớn.
- Xương mác: đây là xương nhỏ, mảnh khảnh, nằm ở dưới đầu gối và nằm ngoài xương chày.
Mỗi chân của chúng ta sẽ có 3 xương chân như vậy và chúng là những chiếc xương dài nhất, khỏe nhất trong cơ thể bạn.
Các triệu chứng của gãy chân
Để chăm sóc bệnh nhân bị gãy chân kịp thời và hiệu quả, bạn cần nhận biết dấu hiệu gãy chân. Nhìn chung gãy chân thường rất đau và xảy ra khi có chấn thương mạnh. Tuy nhiên cảm giác đau đớn sẽ rõ ràng hơn ở xương đùi, còn các xương khác sẽ dễ bị nhầm lẫn bởi các tình trạng chấn thương khác. Dưới đây là các triệu chứng đan xen có thể xuất hiện trong cả ba trường hợp gãy chân:
- Cảm giác đau dữ dội và đau nhiều hơn khi cử động.
- Chân bị sưng tấy.
- Chân bị bầm tím.
- Chân bị biến dạng.
- Chân có thể bị ngắn lại.
- Không thể hoặc khó có thể đi lại.
Nguyên nhân gãy chân
Gãy chân có thể do nhiều nguyên nhân nhưng có ba nguyên nhân phổ biến gây ra gãy chân như:
- Chấn thương: những chấn thương khiến chân bị gãy có thể do tai nạn xe cộ, ngã khi đi bộ, leo núi, va đập khi chơi thể thao.
- Lạm dụng chân quá mức: khi một lực lớn lặp đi lặp lại có thể khiến xương chân căng thẳng và quá sức dẫn đến gãy.
- Bệnh loãng xương: những người bị thiếu canxi sẽ khiến xương không còn chắc khỏe, xương xốp hơn và yếu hơn, dễ gãy hơn. Phụ nữ có thai và sau khi sinh con, người cao tuổi, trẻ suy dinh dưỡng là những trường hợp bị thiếu hụt canxi lớn. Chính vì thế việc bổ sung canxi và vitamin D3 và K2 là rất cần thiết.
Các kiểu gãy chân
Mức độ nghiêm trọng của gãy chân cũng như các kiểu gãy chân phụ thuộc vào nguyên nhân và lực tác động gây ra chấn thương. Nếu chân bạn chịu tác động của một lực nhỏ thì có thể chỉ làm nứt hoặc rạn xương, nhưng một lực rất lớn có thể làm gãy xương chân.
Các kiểu gãy xương chân phổ biến như:
- Xương gãy ngang: lúc này xương bị gãy theo đường thẳng nằm ngang.
- Xương bị gãy xiên: lúc này xương gãy tạo ra góc cạnh trên xương.
- Xương đứt gãy xoắn ốc: xương bị đứt thành một đường bao quanh xương, thường được tạo ra do lực xoắn.
- Gãy xương làm nhiều mảnh.
- Gãy xương khi các đầu xương bị tổn thương không quá xa vị trí ban đầu.
- Gãy xương mở khi các mảnh xương chọc ra ngoài da.
Chăm sóc bệnh nhân bị gãy chân
Để điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị gãy chân, bác sĩ sẽ chẩn đoán hình ảnh để xem xương chân bệnh nhân gặp tình trạng nào trong các trường hợp dưới đây:
- Xương gãy đâm xuyên qua da.
- Xương gãy kín, da không bị tổn thương.
- Xương bị nứt hoặc gãy nhưng không bị tách làm các phần riêng biệt.
- Xương bị gãy hoàn toàn thành các mảnh riêng biệt.
- Xương gãy nhưng các mảnh xương không thẳng hàng.
- Xương bị uốn cong.
Mục đích điều trị gãy chân cho bệnh nhân là đảm bảo các đầu xương được đưa về đúng vị trí của nó, sau đó được cố định lại để chúng có thể lành lặn như ban đầu. Nếu các mảnh xương bị lệch khỏi vị trí của nó, bác sĩ sẽ phải di chuyển chúng vào đúng vị trí và sau đó sẽ được cố định lại bằng nẹp và bó bột bằng thạch cao hoặc sợi thủy tinh.
Khi nào cần phẫu thuật chân
Trong một số trường hợp gãy chân nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải sử dụng thiết bị cố định bên trong thông qua phẫu thuật. Điều này chủ yếu xảy ra khi chấn thương gây ra nhiều vết gãy khác nhau, chân bị gãy rời, các dây chằng xung quanh bị tổn thương, chân bị nghiền nát do tai nạn, gãy xương đùi.
Vật lý trị liệu trong chăm sóc bệnh nhân bị gãy chân
Sau khi chân của bạn được tháo nẹp hoặc bỏ bột, bạn có thể sẽ cần thêm liệu pháp vật lý trị liệu để giúp chân chuyển đồng mềm lại và có sức mạnh như trước đây. Bạn cũng không nên quá nóng vội, chân của bạn cần thời gian để lành lại.
Biến chứng gãy chân
Một số biến chứng bạn có thể gặp trong hoặc sau khi điều trị gãy chân như:
- Nhiễm trùng xương.
- Dây thần kinh lân cận bị tổn thương.
- Cơ lân cận bị tổn thương.
- Đau khớp.
Chăm sóc bệnh nhân bị gãy chân phục hồi sau điều trị
Để chân của bạn có thể lành lại và vận động như trước khi bị gãy, bạn cần vài tuần đến vài tháng, thậm chí tính bằng năm. Điều này tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và cách bạn chăm sóc chân gãy của mình có theo chỉ dẫn bác sĩ đưa ra hay không.
Trong thời gian chân bạn bị nẹp hoặc bó bột, bạn cần nạng hoặc gậy khi đi lại để tránh đặt trọng lượng lên chân bị gãy trong thời gian phục hồi.
Trong giai đoạn này có thể bạn không còn cảm thấy đau nữa trước khi xương lành hẳn và có thể hoạt động bình thường. Chính vì thế bạn cần hạn chế đi lại theo chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi xương đủ rắn chắc trở lại như khi chưa gãy.
Nếu tình trạng chân gãy của bạn nghiêm trọng và cần vật lý trị liệu và tập thể dục thì bạn sẽ mất vài tháng hoặc lâu hơn để chân bạn có thể trở lại vận động như bình thường. Điều quan trọng là hãy làm theo những gì bác sĩ chỉ dẫn, không nên hoạt động theo cảm tính sẽ để lại hậu quả cho chân của bạn.
Ngoài ra, để tránh vết làm ướt khu vực chân đang phải điều trị bó bột hoặc tránh nhiễm trùng vết mổ, chân bạn cần hạn chế tối đa tiếp xúc với nước. Việc tắm rửa khi phải giữ chân khô là điều khá vất vả và khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng xịt tắm khô Yaocare Medic để vệ sinh cơ thể sạch sẽ mà không cần đến nước. Tắm khô bằng Yaocare Medic giữa những lần tắm bằng nước thông thường giúp bạn hạn chế số lần phải di chuyển vào nhà tắm cũng như những khó khăn khi phải tránh để nước tiếp xúc với chiếc chân gãy.
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian phục hồi chân gãy
Việc chăm sóc bệnh nhân bị gãy chân phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
- Tuổi tác: bạn càng nhiều tuổi, xương bạn càng giòn và dễ gãy đồng thời sẽ mất nhiều thời gian để xương lành lại.
- Các chấn thương khác kèm theo khi bạn gãy chân: nếu sức khỏe bạn yếu do những tổn thương khác, chân của bạn cũng sẽ lâu phục hồi hơn.
- Nhiễm trùng: việc giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng là điều hết sức quan trọng, nếu chân bạn bị nhiễm khuẩn, nó không những lâu khỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bạn.
Một số tình trạng sức khỏe khác không liên quan trực tiếp đến chân bạn nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương như: béo phì, tiểu đường, sử dụng chất gây nghiện hoặc suy dinh dưỡng.
Nếu bạn biết mình hoặc người thân bị gãy chân, hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức hoặc gọi cấp cứu để được trợ giúp kịp thời và đúng cách. Gãy chân sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Chính vì thế, hãy tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để chân của bạn phục hồi nhanh nhất có thể.
Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu