Biến chứng sau sinh – Hiểm họa không thể chủ quan

“Chửa đẻ cửa mả”!

Câu nói của các cụ từ xưa đến giờ vẫn không sai. Việc có bầu và sinh con đơn giản với người này nhưng lại phức tạp và khó khăn với người khác.

Sau khi sinh con, có thể bạn đang hạnh phúc vì được làm mẹ, nhưng bạn đừng quên lắng nghe cơ thể mình. Trong ngày đầu hoặc vài tuần đầu sau sinh, bạn có thể nhận ra điều gì bình thường hoặc không bình thường từ cơ thể bạn.

Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh con thường là giai đoạn hồi phục lớn của cơ thể. Bạn có thể bị chảy máu nhiều, đau tầng sinh môn, đau nhức cơ thể và các triệu chứng hậu sản khác. Tất cả những khó chịu đó hoàn toàn bình thường vì nó sẽ qua đi nhanh.

Tuy nhiên, một số triệu chứng khác lại có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần biết để chăm sóc sau sinh, đặc biệt là sau khi sinh mổ để hạn chế được biến chứng sau sinh:

Các triệu chứng hậu sản cần chú ý

Hãy để ý cơ thể bạn để nhận biết một số triệu chứng như xuất huyết sau sinh, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thậm chí là các vấn đề của tim.
Nhưng

Làm thế nào để bạn có thể phân biệt được sự khó chịu bình thường sau sinh với những triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo này và gọi ngay cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện nếu bạn gặp phải:

  • Chảy máu rất nhiều, chẳng hạn như bạn phải thay nhiều băng vệ sinh trong một giờ hoặc nhận thấy cục máu đông lớn.
  • Chân đỏ hoặc sưng, có cảm giác ấm hoặc đau khi bạn chạm vào
  • Đau đầu tồi tệ không thuyên giảm sau khi dùng thuốc hoặc đau đầu tồi tệ ảnh hưởng đến thị lực của bạn
  • Sốt từ 39 độ F trở lên
  • Vết mổ không lành
  • Gọi ngay cấp cứu nếu bạn:
  • Đau ngực
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Co giật

Các yếu tố nguy cơ của các biến chứng sau sinh

Có nhiều điều khác nhau có thể gây ra các biến chứng sau sinh, nhưng hiểu được các yếu tố nguy cơ của cá nhân bạn là chìa khóa.

Dưới đây là các yếu tố nguy cơ lớn nhất của 3 biến chứng sau sinh thường gặp nhất.

Các yếu tố nguy cơ đối với tình trạng tim (bao gồm bệnh tim và bệnh cơ tim sau sinh):
  • Trên 40 tuổi
  • Béo phì
  • Bị huyết áp cao, bao gồm các vấn đề về huyết áp cao liên quan đến thai kỳ như tiền sản giật
  • Bị tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sử hút thuốc
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
  • Có tiền sử sinh non hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim
  • Tiếp xúc với thuốc độc với tim
Các yếu tố nguy cơ xuất huyết sau sinh :
  • Các biến chứng khi mang thai như lộn ngược tử cung, vỡ tử cung, bong nhau thai, nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.
  • Vết rách âm đạo hoặc cổ tử cung chưa lành.
  • Dùng thuốc hoặc thảo mộc can thiệp vào quá trình đông máu, như aspirin, ibuprofen, ginkgo biloba hoặc liều lượng lớn vitamin E.
Các yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu:
  • Có tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị huyết khối tĩnh mạch hoặc bị giãn tĩnh mạch nặng
  • 35 tuổi trở lên
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Hút thuốc
  • Bị tiền sản giật, huyết áp cao, bệnh viêm ruột hoặc các bệnh mạch máu khác
  • Sinh mổ
  • Bị xuất huyết sau sinh, truyền máu.
  • Dùng thuốc tránh thai (không phải thuốc chỉ chứa progestin)

Có cách nào để ngăn ngừa các biến chứng sau sinh không?

Thật không may, không có cách nào chắc chắn để tránh các biến chứng sau sinh. Nhưng có những bước bạn có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe của mình, bao gồm:

Chăm sóc sức khỏe chủ động

Bạn hãy nói với bác sĩ về lịch sử sức khỏe của bạn khi bạn mang thai để bác sĩ đưa ra chỉ dẫn cách xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh dựa trên các yếu tố nguy cơ của bạn.

Luôn giữ đúng lịch tái khám sau sinh.

Ưu tiên các cuộc kiểm tra sau sinh 3 tuần và 12 tuần và đảm bảo sắp xếp lịch và tham dự bất kỳ cuộc hẹn nào khác mà bác sĩ đề nghị.

Giữ liên lạc với bác sĩ của bạn.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau sinh, hãy lên tiếng! Sức khỏe của bạn có thể phụ thuộc vào những dấu hiệu đó.

Khám lại sau sinh

Ở Việt Nam, thói quen quay trở lại bệnh viện để tái khám gần như chưa có. Đa phần khi có dấu hiệu không tốt mọi người mới tìm tới bác sĩ.

Ở nước Mỹ, bác sĩ sẽ hẹn tái khám từ 4-6 tuần sau khi sinh và kiểm tra toàn diện sau 12 tuần.

Việc kiểm tra lại sức khỏe sau khi sinh là rất cần thiết, bởi bác sĩ có thể sẽ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường mà bạn không tự nhận thấy. Điều đó sẽ giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

Cách chăm sóc vết mổ đẻ tại nhà

Nếu bạn sinh mổ, việc quan trọng nhất là bạn phải chăm sóc vết mổ đẻ thật cẩn thận. Hãy giữ gìn cho vết mổ khô ráo, thay băng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể thuê nhân viên chăm sóc sau sinh chuyên nghiệp tới thay băng nếu bạn không thể tự thay băng một cách đảm bảo.

Ngoài ra bạn sẽ phải kiêng tắm trong vòng 1 tuần, cho tới khi vết mổ khô và lành lại. Mùi sữa cộng với mồ hôi sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu. Nhưng lúc này bạn chỉ được lau người chứ không được tắm theo cách thông thường, bởi nếu nước vào vết mổ sẽ khiến vết mổ nhiễm trùng.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu tắm gội khô giúp cho các mẹ sau sinh vệ sinh cơ thể, không phải chịu cảm giác ngứa ngáy.

Bạn có thể dùng sữa tắm khô, dầu tắm khô hoặc xịt tắm khô thảo dược để giữ cho cơ thể thơm tho và giúp bạn luôn tự tin.

Các điều Mẹ sau sinh cần biết?

Đọc thêm >>> Top 7 loại tắm gội khô tốt nhất hiện nay

Yaocare Medic – Dược Hương Trị Liệu

5/5 - (10 bình chọn)
Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay