Đối mặt với chẩn đoán bệnh Alzheimer

Nếu bạn hoặc người thân của bạn phải đối mặt với chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer hoặc một căn bệnh suy giảm trí nhớ nào đó thì điều này thật khó khăn. Tuy nhiên, bạn phải học cách để vượt qua nó. Bạn phải biết rằng, có những điều bạn có thể làm để việc trải nghiệm và đối phó với thách thức này dễ dàng hơn.

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét các khía cạnh khác nhau dưới đây để điều chỉnh và sống tốt nhất có thể với bệnh Alzheimer.

Diễn biến cảm xúc phức tạp

Bạn và người thân của bạn có thể chỉ quan tâm đến phương pháp điều trị với mong muốn kiểm soát được căn bệnh Alzheimer này, nhưng quan tâm tới cảm xúc của người bệnh và gia đình là điều vô cùng quan trọng.

Việc đối mặt với chẩn đoán này và các triệu chứng của bệnh có thể sẽ khiến bạn hoặc người thân của bạn thấy căng thẳng, vì vậy hãy dành thời gian và sự bình tĩnh để xử lý thông tin và điều chỉnh cuộc sống với thử thách mới này.

Bạn hãy thừa nhận và xác định cảm xúc của bạn cũng như người thân của mình dù bạn ở vai trò bệnh nhân hay người chăm sóc. Một loạt phản ứng bình thường khi được chẩn đoán mắc Alzheimer bao gồm:

Sốc và không tin

“Tôi không thể tin được điều này đang xảy ra. Tôi chỉ muốn tỉnh dậy và phát hiện ra rằng đây là một giấc mơ tồi tệ. Nó thậm chí còn không có thật”. Đó là một trong những câu nói mà bệnh nhân Alzheimer thường thốt lên khi nghe tin mình mắc bệnh.

Phủ nhận

“Không có cách nào để điều này là chính xác. Chắc chắn, tôi đã có một vài vấn đề về trí nhớ gần đây, nhưng tôi chỉ ngủ không ngon”.

Tức giận

“Tôi không thể tin rằng điều này đang xảy ra! Tại sao lại là tôi? Thật bất công. Tôi đã làm việc chăm chỉ cả đời và bây giờ là như vậy? Đáng lẽ tôi không bao giờ đồng ý đi khám.”

Đau buồn và chán nản

“Tôi buồn quá. Cuộc sống của tôi sẽ mãi mãi thay đổi phải không? Tôi không biết phải sống thế nào với những gì sắp xảy ra. Tôi không biết phải làm sao, nhưng tôi … tôi rất buồn. “

Sợ hãi

“Liệu tôi có quên những người thân yêu của mình không? Tôi không thể sống ở nhà được nữa thì sao? Ai sẽ giúp tôi vượt qua căn bệnh này? Tôi sợ, tôi không biết tương lai của tôi và gia đình với căn bệnh này sẽ như thế nào.”

Lạc quan

“Tôi biết có điều gì đó không ổn. Ít nhất là bây giờ , tôi biết chuyện gì đang xảy ra và tại sao lại như vậy.”

Bạn và người thân có thể trải qua tất cả những cảm xúc này hoặc chỉ một số trong số chúng. Các cảm xúc của bạn không xuất hiện theo thứ tự như bạn mong đợi và cũng có một số cảm xúc lặp lại thường xuyên hơn cảm xúc khác.

Đọc thêm: Điều bạn cần biết khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

Các biện pháp để điều chỉnh cảm xúc của bạn

Nếu bạn và người thân có thể chấp nhận chẩn đoán này ở một mức độ nào đó thì các bạn có thể tập trung vào các biện pháp để giúp sống trọn vẹn mỗi ngày. Điều chỉnh cảm xúc ổn định và chấp nhận sự thật để sống.

Viết nhật ký

Bạn hoặc người thân có thể thấy hữu ích khi sử dụng nhật ký để viết về những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Đây là nơi bạn hay người thân của bạn có thể nói hoặc viết bất cứ điều gì bạn cảm thấy hoặc suy nghĩ mà không sợ bị phán xét hoặc khiến ai đó khó chịu.

Ủng hộ

Bạn hay người thân của bạn cần tiếp tục dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Bạn có thể lựa chọn ở nhà và tự cô lập bản thân, nhưng giao tiếp xã hội và sự hỗ trợ từ những người thân yêu rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Hãy chia sẻ những vấn đề của bạn mà bác sĩ chẩn đoán và giải thích các triệu chứng của bệnh Alzheimer với gia đình và bạn bè thân thiết để họ hiểu.

Nếu bạn đang bị trầm cảm, lo lắng hoặc đau khổ về cảm xúc khác, hãy gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như bác sĩ tâm thần, nhân viên xã hội, nhà tâm lý học hoặc cố vấn để được hỗ trợ. Họ có thể giúp đỡ bằng cách lắng nghe, giúp bạn bày tỏ cảm xúc của mình, chẩn đoán các tình trạng tâm thần có thể điều trị được và vạch ra các phương án để điều trị hiệu quả hơn.

Bạn và người thân của mình nên tìm hiểu về bệnh Alzheimer (hoặc các loại sa sút trí tuệ khác) và những gì sẽ xảy ra khi bệnh tiến triển. Hiểu được các triệu chứng và cách điều trị của bệnh Alzheimer có thể giúp bạn và những người thân yêu của bạn đối phó theo hướng tích cực hơn. Mặc dù những kiến ​​thức này không thay đổi các triệu chứng, nhưng nó thường hữu ích vì nó có thể giúp bạn dự đoán tốt hơn một số việc sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới.

Nếu bạn có gì thắc mắc cần được bác sĩ giải đáp, hãy ghi chép lại và mang theo trong lần khám tiếp theo.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Mặc dù não của bạn mắc bệnh Alzheimer (hoặc một loại bệnh mất trí nhớ khác), nhưng việc chú ý đến sức khỏe toàn bộ cơ thể là rất quan trọng. Ví dụ, hãy nhớ kiểm tra thị lực và thính giác của bạn thường xuyên vì nếu hai bộ phận này hoạt động kém thì sẽ gây ra nhiều sự cố hơn khi trí nhớ sa sút. Hoặc, nếu đầu gối hoặc lưng của bạn liên tục đau nhức, hãy hỏi bác sĩ xem có thể làm gì để giúp giảm bớt sự khó chịu đó. Đừng bỏ qua các vấn đề sức khỏe khác của bạn.

Tập thể dục có liên quan đến việc cải thiện nhận thức ở những người có và không bị sa sút trí tuệ. Duy trì hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện chức năng của bạn trong một thời gian và nó cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh trầm cảm.

Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng tốt. Một số loại thực phẩm có liên quan đến chức năng nhận thức tốt hơn, vì vậy việc đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng.

Cuối cùng, giữ cho tinh thần hoạt động. Cố gắng thư giãn đầu óc của bạn bằng cách luyện tập trí óc như giải ô chữ, hoặc câu đố ghép hình, hoặc các bài tập trí óc khác.

Xem thêm: 11 loại thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Quan hệ xã hội

Duy trì hoạt động và gắn bó với thế giới xung quanh bạn càng nhiều càng tốt. Bạn đừng từ bỏ sở thích, mối quan tâm hoặc các cuộc đi chơi của bạn.

Điều chỉnh lại cảm xúc của gia đình

Khi một ai đó được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer có thể gây ra những tác động xấu đến các thành viên trong gia đình. Trong khi một số người có thể nghi ngờ chẩn đoán này, những người khác có thể hoàn toàn chấp nhận nó dễ dàng hơn.

Khi bạn hoặc người thân bắt đầu thích nghi với cuộc sống chung với bệnh Alzheimer, đã đến lúc các bạn cần giải thích cho những thành viên còn lại hiểu về căn bệnh này và các triệu chứng đi kèm để họ biết họ sẽ phải đối mặt với điều gì.
Các thành viên trong gia đình thường có cùng quan điểm và ít bực bội với nhau hơn khi họ có những hiểu biết giống nhau về căn bệnh Alzheimer và các triệu chứng của nó.

Chăm sóc toàn diện và tinh thần

Đừng quên sức khỏe tinh thần của bạn hoặc người thân của bạn. Cầu nguyện, thiền định hoặc đọc sách dựa trên đức tin nếu đó là cách khiến bạn thấy khỏe mạnh, lạc quan và yêu đời hơn.

Một số mẹo giúp tăng cường trí nhớ

Yaocare Medic xin chia sẻ với bạn một số mẹo giúp tăng cường trí nhớ cho cả bệnh nhân sa sút trí tuệ:

  • Viết ra một lịch trình trong ngày
  • Viết ra tên hoặc các sự kiện đặc biệt
  • Ghi lại các cuộc điện thoại đã thực hiện hoặc đã nhận vào sổ tay hoặc trong ứng dụng ghi chú trên điện thoại di động của bạn
  • Dán nhãn các ngăn tủ và ngăn kéo để giúp xác định vị trí các đồ dùng
  • Giữ một danh sách các số điện thoại quan trọng tiện dụng

Thiết lập thói quen

Các thói quen cũng có thể rất hữu ích. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiết lập các thói quen hàng ngày có thể giúp bạn độc lập trong một thời gian dài hơn.

Yêu cầu giúp đỡ khi cần

Bạn hoặc người thân của bạn đừng ngại yêu cầu và nhận sự giúp đỡ khi cần. Điều này sẽ giúp bạn không thấy mình cô đơn cũng như giúp bạn vượt qua khó khăn dễ dàng hơn.

Tập trung vào khả năng của bạn

Bạn hoặc người thân của bạn cần nhận ra rằng mặc dù giờ đây bạn làm các công việc của mình chậm hơn trước nhưng bạn vẫn có cơ hội để cống hiến và làm việc. Hãy tập trung vào những công việc phù hợp với bạn hơn là những nhiệm vụ khó khăn khác.

Tóm lại: Đối mặt với chẩn đoán bệnh Alzheimer là điều không dễ dàng cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu bạn bình tĩnh và chấp nhận thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0989.360.101
Chat Zalo
Gọi điện ngay