Mối liên quan giữa dị ứng và đau khớp

Có lẽ bạn mới chỉ biết rằng dị ứng gây tổn hại cho các xoang và da của bạn. Nhưng thực tế, dị ứng còn khiến bạn bị đau khớp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu mối quan hệ giữa dị ứng và đau khớp. Các triệu chứng dị ứng xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên triệu chứng đau khớp có thể xảy ra do độ ẩm và sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, đặc biệt vào mùa xuân. Mùa xuân, lượng phấn hoa cao, những người có cơ địa dị ứng tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng dị ứng. Một số người khác có triệu chứng nhẹ như nghẹt mũi và hắt hơi, số khác có thể bị đau ở cổ, lưng và khớp.

Dị ứng là gì?

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn xác định một chất nhất định và phản ứng quá mức với chất đó. Các chất dẫn đến phản ứng dị ứng được gọi là “chất gây dị ứng”. Khi bạn bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE), phản ứng với các chất gây dị ứng. Phản ứng dị ứng dẫn đến các triệu chứng.

Chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể của bạn và hệ thống miễn dịch của bạn xác định nó là một chất nguy hiểm. Sau đó, nó phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể tấn công chất gây dị ứng.

Các loại dị ứng có thể làm bạn đau khớp

Hai loại dị ứng chính là:

  • Dị ứng thức ăn: là dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với một loại protein thực phẩm. Các chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến là đậu nành, trứng, sữa, cá, động vật có vỏ, đậu phộng và các loại hạt cây.
  • Dị ứng theo mùa: là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với các hạt phấn hoa – các tế bào thực vật trôi nổi trong không khí vào mỗi mùa xuân. Hệ thống miễn dịch hiểu sai phấn hoa là mối đe dọa tới sức khỏe, cơ thể bạn bắt đầu kích hoạt phản ứng viêm, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi và ngứa mắt.

Dị ứng có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe khi bạn ăn một số thực phẩm, hít thở hoặc chạm vào một số chất gây dị ứng. Khi các phần tử của lông thú cưng, phấn hoa hoặc các loại thức ăn cụ thể xâm nhập vào cơ thể bạn, nếu cơ thể bạn nhạy cảm với chúng, nó sẽ nhầm với một kẻ xâm lược nguy hiểm. Vì vậy, khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, toàn bộ hệ thống của bạn sẽ bị viêm, bao gồm cả các khớp của bạn.

Các chất gây dị ứng làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp vì chúng kích thích hệ thống miễn dịch của bạn. Và như vậy, dị ứng chắc chắn có liên quan đến tình trạng đau nhức xương khớp của bạn.

Các triệu chứng của dị ứng

Một số triệu chứng dị ứng mà bạn có thể gặp phải như:

  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Các vấn đề về hô hấp
  • Sưng mắt, mặt và môi
  • Đau đầu
  • Ho dai dẳng hoặc thở khò khè
  • Chảy nước, đỏ và ngứa mắt
  • Đau dạ dày
  • Phát ban da
  • Căng họng và sưng lưỡi
  • Nôn mửa và tiêu chảy

Đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác, vậy nên bạn cần tới gặp bác sĩ nếu gặp phải những biểu hiện trên.

Mối quan hệ giữa dị ứng và đau khớp

Phản ứng dị ứng có nhiều dạng khác nhau, trong đó có một số dạng có thể dẫn đến đau nhức xương khớp. Dưới đây là một số tác nhân khiến dị ứng làm bạn đau khớp:

1. Dị ứng thuốc

Dị ứng với thuốc có thể gây ra các triệu chứng đau khớp. Một số loại thuốc gây ra phản ứng dị ứng loại 1 ngay lập tức. Những phản ứng này có thể gây ra các triệu chứng như thở khò khè và nổi mày đay. Một triệu chứng khác có thể xảy ra là phù mạch (sưng tấy) tại khu vực tiếp xúc với thuốc, bao gồm cả khớp. Sưng có thể làm cho việc cử động các khớp của bạn trở nên khó khăn.

2. Bệnh huyết thanh

Đây là phản ứng dị ứng loại 3 mà bạn có thể gặp phải vài ngày hoặc vài tuần sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các triệu chứng bệnh huyết thanh bao gồm sốt, phát ban, sưng hạch và đau khớp. Với bệnh huyết thanh, hệ thống miễn dịch của bạn hình thành các phức hợp miễn dịch để phản ứng với một protein lạ gây viêm và có thể lắng đọng vào khớp, gây đau.

3. Viêm khớp dạng thấp (RA)

Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu một cuộc tấn công nhầm ngay cả khi không có các chất lạ. Nó dẫn đến sưng và đau khớp của bạn.

Dị ứng làm đau những khớp nào?

Dị ứng có thể ảnh hưởng đến một số khớp nhất định, bao gồm:

  • Vai và đầu gối

Đối với những người bị các bệnh viêm khớp, dị ứng thực phẩm có thể gây ra viêm, dẫn đến bùng phát cơn đau. Bất cứ điều gì khiến hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng đều có thể gây ra đau khớp ở các vùng khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả đầu gối và vai của bạn.

  • Lưng

Các nhà nghiên cứu đã liệt kê các triệu chứng dị ứng là “căng cơ, đau thắt lưng và co kéo cơ” với sự khó chịu ở gân kheo và cơ ức đòn chũm và đau buốt giống như đau thần kinh tọa.

  • Các bộ phận khác nhau của cơ thể

Những bệnh nhân dị ứng với thức ăn thường bị đau khớp và cơ vùng lưng, ngực, tay, bụng, gáy và chân.

Dị ứng thực phẩm có làm đau khớp không?

Dị ứng thức ăn có ảnh hưởng đến đau khớp không? Dưới đây là lời giải thích về mối liên hệ giữa đau khớp và dị ứng thực phẩm:

Dị ứng thực phẩm khá phổ biến và các chất gây dị ứng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra viêm, dẫn đến đau khớp ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân bị viêm khớp cảm thấy đau khớp dữ dội sau khi họ ăn các loại thực phẩm cụ thể mà họ bị dị ứng.

Dị ứng theo mùa có làm đau khớp không?

Dị ứng theo mùa xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm. Những dị ứng này thường ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể, bao gồm cổ họng, mắt và mũi và cả đau nhức xương khớp.

Lý do khiến dị ứng theo mùa ảnh hưởng đến xương khớp của bạn:

  • Viêm, nhiễm trùng

Khi dị ứng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cũng khó tránh khỏi những cơn đau khớp kèm theo. Dị ứng theo mùa gây viêm tăng lên là do các kháng thể của bạn chống lại các dị nguyên ngoại lai gây ra dị ứng. Cổ họng, mũi và mắt của bạn bị viêm khi hệ thống miễn dịch phải chiến đấu để tránh các chất gây dị ứng. Cơ thể kiệt sức do áp lực tác động lên hệ thống miễn dịch của bạn và đây có thể là nguyên nhân gây ra đau khớp của bạn.

  • Thay đổi khí hậu

Đau khớp cũng có thể phát triển mỗi khi thay đổi của khí hậu từ mùa này sang mùa khác – ví dụ như khí hậu lạnh và ẩm ướt. Trong trường hợp này, dị ứng theo mùa có thể gián tiếp gây ra đau khớp.

Mẹo để kiểm soát dị ứng và đau khớp

Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn kiểm soát dị ứng và đau khớp thường gặp sau:

1. Loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn khác

Điều đầu tiên bạn nên làm là loại trừ bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào khác. Nếu bạn tin rằng cơn đau khớp mãn tính của bạn thực sự liên quan đến dị ứng, hãy tới gặp bác sĩ để điều trị giảm triệu chứng.

2. Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng

Loại bỏ các chất và thực phẩm làm bạn bị dị ứng là một cách hiệu quả để giảm đau khớp do dị ứng. Một số triệu chứng của dị ứng không xuất hiện ngay lập tức và có thể phát triển sau nhiều giờ kể từ khi bạn ăn một loại thực phẩm nhất định. Việc xác định thực phẩm gây ra cơn đau khớp có thể khó khăn. Ví dụ bạn có thể bị dị ứng bởi tôm nhưng thời điểm xuất hiện triệu lại sau đó 1 ngày và bạn cũng đã ăn nhiều loại thực phẩm khác.

Tìm hiểu loại thực phẩm gây dị ứng cho bạn là cách tốt nhất để ngăn ngừa đau khớp liên quan đến dị ứng. Một số cách để xác định là: xét nghiệm dị ứng và chế độ ăn loại trừ để tìm ra thực phẩm bạn bị dị ứng. Các xét nghiệm dị ứng bao gồm xét nghiệm máu và da. Xét nghiệm da sử dụng một lượng nhỏ các protein thực phẩm khác nhau mà bác sĩ tiêm vào dưới lớp da trên cùng của bạn. Sau khoảng 20 đến 40 phút , nếu bạn bị dị ứng với thực phẩm đó, bạn có thể sẽ bị phản ứng. Xét nghiệm máu sử dụng một mẫu máu của bạn để kiểm tra các kháng thể IgE.

3. Tránh các tác nhân gây dị ứng

Một số cách để tránh các tác nhân kích hoạt gây dị ứng như:

  • Tránh tiếp xúc với không khí lạnh và ẩm ướt.
  • Tắm mỗi khi bạn từ ngoài về.
  • Theo dõi thông tin về số lượng nấm mốc và phấn hoa trong không khí.
  • Ở trong nhà khi số lượng phấn hoa cao nhất – thường là vào buổi chiều.
  • Uống thuốc phòng ngừa.
  • Đeo mặt nạ lọc khi bạn làm việc ngoài trời.
  • Gội đầu sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Giặt bộ đồ giường bằng xà phòng, nước nóng ít nhất một lần mỗi tuần.
  • Đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi phấn hoa.
  • Đeo khẩu trang trong những ngày có nhiều phấn hoa nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng.
  • Không phơi quần áo hoặc chăn ga gối đệm ngoài trời nếu số lượng phấn hoa cao, vì phấn hoa có thể đọng lại trên những vật dụng này.

Chăm sóc tại nhà

  • Chườm đá

Bạn có thể chườm đá vào các khớp bị đau để giúp giảm viêm và đau. Nếu bạn bị co thắt cơ xung quanh khớp, bạn có thể sử dụng băng quấn hoặc đệm nóng vài lần mỗi ngày.

  • Máy lọc không khí

Để có một không gian thoáng mát với không khí trong lành, không có các chất gây dị ứng, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí hoặc điều hòa không khí. Điều này sẽ giúp lọc không khí bạn hít thở để bạn không tiếp xúc thường xuyên với các chất gây dị ứng.

Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay