Có thể bạn không biết rằng việc thường xuyên bơi lội có tác dụng đối với thể chất của bệnh nhân tiểu đường. Hãy đọc tiếp bài viết của chúng tôi để tìm hiểu thêm về mối quan hệ của tiểu đường và bơi lội cùng các biện pháp phòng ngừa để có thể giúp kiểm soát đường huyết của bạn hiệu quả.
Bệnh tiểu đường là gì?
Người mắc bệnh tiểu đường là người có đường huyết (lượng đường trong máu) cao hơn mức bình thường. Bệnh tiểu đường có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến ở người béo phì, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có bố, mẹ bị tiểu đường.
Có 3 loại tiểu đường phổ biến là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường tuýp 1
Đây là bệnh tiểu đường do tuyến tụy không sản sinh ra insulin – một loại hormone giúp vận chuyển đường từ máu tới các tế bào và tạo năng lượng cho toàn bộ cơ thể.
Bệnh nhân tiểu đường loại 1 sẽ phải điều trị bằng cách tiêm insulin vào cơ thể và có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường như: bệnh tim, tổn thương thần kinh, bệnh thận, mù lòa.
Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường loại 2 là do tuyến tụy của bạn có khả năng sản sinh insulin nhưng không đủ hoặc insulin không hoạt động bình thường (kháng insulin) để có thể hoàn thành nhiệm vụ chuyển đường từ máu tới tế bào.
Để điều trị tiểu đường loại 2, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống, vận động vừa phải, sử dụng chế phẩm từ dây thìa canh, nếu nặng hơn có thể phải sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm và insulin.
Tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường từ tuần thứ 22 của thai kỳ. Điều này xảy ra do hormone xuất hiện trong thời kỳ mang thai gây ra tác động khiến insulin trong cơ thể không được sử dụng đúng cách và làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Tiểu đường thai kỳ cũng được điều trị thông qua chế độ ăn uống và thuốc uống hoặc tiêm insulin tùy vào hướng dẫn của bác sĩ.
Mối quan hệ giữa tiểu đường và bơi lội
Hoạt động bơi lội có giúp bệnh nhân tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ kiểm soát đường huyết hiệu quả và cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bơi lội giúp insulin trong cơ thể bạn hoạt động tốt hơn và đặc biệt, hoạt động thể chất này góp phần giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
Một số lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi bơi
Kiểm tra đường huyết trước khi đi bơi
Trước khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào, bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải kiểm tra lượng đường trong máu, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng insulin và một số thuốc hạ đường huyết có thể khiến lượng đường trong máu của bạn quá thấp.
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Bơi lội khiến lượng đường trong máu thấp hơn bình thường lại kết hợp với các loại thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến bạn bị hạ đường huyết khi đang bơi. Mặc khác, độ nhạy của insulin tăng lên trong khoảng 24-48h sau khi tập thể dụng cũng khiến bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết.
Để tránh hạ đường huyết, bạn có thể điều chỉnh lượng insulin hoặc tiêm tĩnh mạch (tác dụng ngắn) khi bơi.
Bộ dụng cụ tiểu đường
Nếu bạn cần mang theo bơm insulin hoặc máy đo đường huyết liên tục thì chúng cần có khả năng chống nước để đảm bảo độ chính xác.
Một số lời khuyên khi bệnh nhân tiểu đường đi bơi
Nên làm
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng như bơi lội. Nếu bạn đang điều trị bằng insulin thì hãy tìm hiểu cách tốt nhất để kiểm soát insulin khi bơi.
- Kiểm tra đường huyết trong máu ít nhất nửa giờ trước khi bơi để có những xử lý kịp thời. Bạn có thể cần bổ sung bữa ăn nhẹ để tránh hạ đường huyết nếu đường huyết từ 4-7mmol/l.
- Mang sẵn thuốc điều trị hạ huyết áp nến bạn đang sử dụng insulin hoặc các loại thuốc làm tăng nguy cơ giảm huyết áp.
- Nếu có dụng cụ đo đường huyết thường xuyên, bạn hãy kiểm tra chỉ số trong lúc bơi lội và yêu cầu trợ giúp khi cần thiết.
- Không đi chân đất quanh bể bơi để tránh bị thương và giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da. Sau khi bơi lội hãy tắm gội thật sạch, nếu không thể tắm ngay lập tức, bạn có thể lau khô cơ thể và sử dụng sữa tắm khô Yaocare Medic để vệ sinh cơ thể tạm thời trước khi tắm tại nhà theo cách thông thường.
- Kiểm tra lượng đường trong máu sau khi bơi lội.
- Bạn nên lựa chọn bể bơi bốn mùa với nước ấm bởi nước lạnh có khả năng hạ huyết áp.
- Đảm bảo mang theo đơn thuốc thuốc uống cùng các vật dụng y tế để phòng ngừa khi cần thiết.
- Đảm bảo insulin và dụng cụ đo đường huyết luôn được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
Không nên làm
Nếu bạn không thể kiểm tra đường huyết trước khi đi bơi, bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy thông báo với nhân viên bể bơi về tình hình sức khỏe của bạn.
Biến chứng tiểu đường
Nếu bạn đang gặp phải một biến chứng tiểu đường nào đó, tốt nhất bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bơi lội bởi nước hồ bơi có thể sẽ ảnh hưởng đến chân cũng như mắt của bạn.
Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu