Người cao tuổi bị đãng trí có phải là dấu hiệu của Alzheimer

Khi già đi, có thể bạn sẽ không còn nhớ chính xác mọi việc, mọi người và cách nói chuyện lưu loát như thời trẻ. Bạn đừng ngạc nhiên nếu lúc này bạn không nhớ điện thoại mình để đâu, không nhớ ai đó bạn đã từng gặp hoặc thậm chí bạn còn không biết mình đã ăn cơm chưa và luôn cho rằng mình đã tắm. Vậy việc người cao tuổi bị đãng trí có phải là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên không hay đó là dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ?

Phân biệt người cao tuổi bị đãng trí thông thường và Alzheimer

Nếu việc nhớ nhớ quên quên chỉ là việc người cao tuổi bị đãng trí thông thường giống như khi các khớp kêu cót két hoặc da dẻ nhăn nheo, mắt nhờ, chân chậm thì bạn có thể thử giúp mình hoặc người thân bằng cách:

  • Luôn ghi lại những việc cần làm, chỗ để các đồ vật thông thường. Bạn có thể đặt lịch nhắc việc trong điện thoại của mình.
  • Luôn đặt chìa khóa hoặc đồ vật cần thiết tại đúng một chỗ để không bao giờ phải nhớ xem mình đã quẳng chúng ở đâu.
  • Chơi những trò chơi giúp cải thiện trí nhớ như: giải ô chữ…

Tuy nhiên, nếu người cao tuổi bị đãng trí ở mức độ nghiêm trọng thì bạn cũng có thể lo lắng đây là dấu hiệu của bệnh Alzheimer, căn bệnh nguy hiểm không thể chữa khỏi và nó ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi.

Alzheimer là căn bệnh gây suy giảm trí nhớ phổ biến nhất và chúng bắt đầu từ những hiện tượng mất trí nhớ nhẹ, sau đó tiến triển dần đến mất khả năng sử dụng ngôn ngữ và phản ứng với môi trường. Người bệnh Alzheimer bị tổn thương khiến não không kiểm soát tốt suy nghĩ, khả năng ghi nhớ và trò chuyện. Chính vì thế mà căn bệnh này làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và đem lại nhiều khó khăn cho gia đình họ một cách nghiêm trọng.

Bài viết liên quan: Có nên sử dụng tắm khô cho người già không?

Làm sao để phân biệt người cao tuổi đãng trí thông thường với mất trí nhớ nghiêm trọng?

Một dấu hiệu để nhận biết tình trạng mất trí nhớ nghiêm trọng ở người cao tuổi là việc không nhận thức được vấn đề và người thân của bạn sẽ nhận thấy điều này và họ tỏ ra lo lắng hơn cả bạn. Vậy nên nếu ai đó nói rằng trí nhớ của bạn đang suy giảm thì hãy tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Bạn để phân biệt giữa đãng trí thông thường và các nguyên nhân đáng lo ngại khác có thể là:

  • Bình thường: bạn quên một số việc cần làm nhưng lúc sau hoặc hôm sau bạn lại nhớ ra.
  • Nguyên nhân đáng lo ngại: bạn hỏi đi hỏi lại người thân và bạn bè những việc mà bạn đã từng tự làm tốt.
  • Bình thường: bạn mắc lỗi trong công việc.
  • Nguyên nhân đáng lo ngại: bạn không thể hoặc làm sai những công việc trước đây bạn đã giải quyết rất tốt. Đặc biệt với những việc liên quan đến các con số như: công thức nấu ăn, chi tiêu hàng tháng…
  • Bình thường: bạn cần người trẻ tuổi trợ giúp những vấn đề về công nghệ. VD: cài đặt chương trình TV, điện thoại…
  • Nguyên nhân đáng lo ngại: bạn không tự đi tới những nơi quen thuộc hoặc không thể tự nấu ăn.
  • Bình thường: bạn quên mất hôm nay là ngày bao nhiêu nhưng một lúc sau bạn có thể nhớ ra.
  • Nguyên nhân đáng lo ngại: bạn không biết mình đang ở thời điểm nào hoặc đang ở đâu dù đó là nhà của bạn.
  • Bình thường: mắt bạn kém đi, có thể do viễn thị hoặc do đục thủy tinh thể.
  • Nguyên nhân đáng lo ngại: bạn không còn nhận thức về màu sắc, khoảng cách, bạn soi gương và không biết đấy là hình ảnh của chính mình.
  • Bình thường: bạn không nhanh nhẹn khi sử dụng từ ngữ cho phù hợp.
  • Nguyên nhân đáng lo ngại: bạn nhầm lẫn và gọi tên sai mọi thứ, bạn dừng lại giữa câu khi đang nói và không hiểu mình đang nói về điều gì.
  • Bình thường: thi thoảng bạn nhầm điều khiển điều hòa và điều khiển tivi.
  • Nguyên nhân cần lo ngại: bạn để quên đồ vật tại những nơi kỳ lạ và bạn không nhớ cách để tìm lại chúng. Đôi khi bạn buộc tội người khác đã lấy trộm đồ của bạn. VD: cất tiền trong tủ lạnh.
  • Bình thường: thi thoảng bạn có những quyết định rất tệ.
  • Nguyên nhân cần lo lắng: bạn tiêu tiền lung tung, bạn không quan tâm tới ngoại hình, không tắm hoặc không chải đầu.
  • Bình thường: đôi khi bạn thấy mệt mỏi vì công việc hàng ngày và những điều xung quanh bạn.
  • Nguyên nhân cần lo lắng: bạn không muốn giao tiếp với bất kể ai.
  • Bình thường: bạn làm việc theo cách riêng của mình và trở nên gắt gỏng khi mọi việc diễn ra không đúng kế hoạch.
  • Nguyên nhân đáng lo ngại: bạn dễ buồn bã khi thói quen thay đổi hoặc bạn không ở trong vùng an toàn của mình. Bạn luôn có cảm giác sợ hãi, lo lắng và e ngại ai đó làm hại mình hoặc chán nản mọi thứ.

Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh đãng trí người già

Mặc dù Alzheimer là chứng suy giảm trí tuệ khá phổ biến và nguy hiểm nhưng điều đó không có nghĩa là bạn dễ dàng mắc căn bệnh này. Người cao tuổi bị đãng trí có thể bởi những lý do không đáng lo ngại quá mức như:

  • Trầm cảm: người cao tuổi thường bị trầm cảm và tự thu mình lại do họ cảm thấy mình không còn có ích, không còn có tiếng nói trong gia đình hoặc cho rằng mình là gánh nặng của người thân.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Ở giai đoạn lão hóa, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mãn tính nên phải uống khá nhiều loại thuốc nên khó tránh được tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến trí nhớ và sự minh mẫn.
  • Sử dụng bia, rượu quá nhiều: Chất kích thích như bia rượu sẽ ảnh hưởng tới não bộ và trí nhớ của bạn. Người nghiện rượu có nguy cơ giảm trí nhớ sớm hơn những người không sử dụng chất kích thích này.
  • Thiếu vitamin B12 hoặc tuyến giáp có vấn đề.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng quá mức: những người mắc chứng rối loạn lo âu hoặc không kiểm soát tốt căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ. Điều này cũng xảy ra khi cuộc sống của họ xuất hiện sự cố: sự ra đi của người thân yêu, nghỉ hưu, bệnh tật…
  • Sức khỏe giảm sút do lão hóa hoặc do bệnh tật.

Người cao tuổi bị đãng trí tuy là điều tất yếu của tuổi già nhưng đôi khi lại là triệu chứng của những căn bệnh suy giảm trí nhớ nghiêm trọng. Chính vì vậy, bạn cần quan tâm tới bản thân và gia đình nhiều hơn, đặc biệt cần tới gặp bác sĩ khi nhận thấy những vấn đề về trí nhớ của mình.

Rate this post
Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay