Phát ban do tiểu đường và các vấn đề về da khác

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị phát ban da như acanthosis nigricans (đây là tình trạng trên da xuất hiện các mảng màu sẫm), chủ yếu ở nách, bẹn, cổ. Điều này xảy ra do lượng đường trong máu của người bệnh tăng cao. Đây không chỉ là biểu hiện của bệnh tiểu đường mà còn là dấu hiệu của những người đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Khi lượng đường trong máu được kiểm soát, các phát ban này có thể sẽ biến mất. Việc ổn định đường huyết và chăm sóc da đúng cách sẽ ngăn ngừa các phát ban do tiểu đường, biến chứng da khô do tiểu đường và các vấn đề về da có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

Phát ban do tiểu đường là gì?

Bạn bị bệnh tiểu đường nghĩa là lượng đường bạn tiêu thụ không được đưa tới các tế bào trong cơ thể, chính vì thế nó ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau và làn da bạn không ngoại lệ. Có đến 30% bệnh nhân (cả tuýp 1 và tuýp 2) gặp phải các phát ban do tiểu đường hoặc vấn đề về da khác trong một thời điểm nào đó.

Bệnh nhân đái tháo đường thường có nguy cơ da khô do tiểu đường cao hơn người bình thường. Da khô gây ngứa, nứt nẻ da và là một quả bom nổ chậm khiến người bệnh bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân phát ban do tiểu đường?

Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường, phát ban da acanthosis nigricans có thể là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ lượng đường trong máu của bạn đang tăng cao. Như vậy nguyên nhân da bạn sẫm màu tại nách, cổ, bẹn là bởi đường huyết cao. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể gặp một số phát ban khác do máu đến bàn tay, bàn chân giảm.

Các loại phát ban do tiểu đường

Có nhiều loại phát ban do tiểu đường và chúng có các biểu hiện cũng như nguyên nhân khác nhau.

Các loại phát ban chỉ xảy ra ở người bệnh tiểu đường

Dưới đây là những loại phát ban mà chỉ bệnh nhân tiểu đường gặp phải và chúng sẽ được loại bỏ khi lượng đường trong máu ổn định như:

  • Mụn nước do tiểu đường: là loại mụn nước hiếm gặp và thường chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh tiểu đường, nó không khiến người bệnh đau hay ngứa như mụn nước thông thường. Mụn nước do tiểu đường có thể xuất hiện ở mu bàn tay, bàn chân,cẳng tay cẳng chân.

  • Bệnh phát ban do tiểu đường: các mảng da có vảy hình tròn, màu nâu nhạt, nhìn thoáng qua giống như đồi mồi xuất hiện dọc ống chân người bệnh. Chúng vô hại và không cần phải điều trị.
  • Da ngón tay bị xơ cứng: là vấn đề da liễu có thể gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Da trên mu bàn tay cứng và dày, các khớp ngón tay cũng cứng hơn khiến cho việc cử động không còn dễ dàng. Một số bệnh nhân gặp hiện tượng da ở lưng, cổ, vai và mặt bị xơ cứng, căng, dày gây cảm giác khó chịu. Có nhiều cách để điều trị cho bệnh về da này, bạn nên đi khám để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Hoại tử da dạng mỡ: tình trạng phát ban này xuất hiện dưới chân và đàn ông có nguy cơ cao hơn phụ nữ. Ban đầu trên da xuất hiện các nốt đục mờ sau phát triển thành các mảng màu đỏ, sáng bóng với phần giữa màu vàng. Bệnh do sự thay đổi của mạch máu, gây ngứa và đau. Bạn nên tới khám bác sĩ da liễu vì nếu để lâu có thể sẽ bị loét và hoại tử.
  • Hội chứng bàn chân đái tháo đường: đây là tình trạng phổ biến đối với những bệnh nhân không kiểm soát tiểu đường để xảy ra biến chứng loét bàn chân từ những chấn thương trên da. Vết loét khó lành và nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng và bị hoại tử.
Phát ban có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao hơn:
  • Bệnh gai đen: là tình trạng da phổ biến ở người bệnh tiểu đường mà chúng tôi đã nhắc tới ở đoạn trên của bài viết. Nó gây ra các mảng da sẫm màu, đặc biệt ở khu vực cổ, nách, bẹn. Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo đường huyết cao hoặc tiền tiểu đường. Tuy nhiên, những người thừa cân, béo phì cũng gặp phải biểu hiện này.
  • U hạt vòng lan tỏa: là hiện tượng trên ngón tay, bàn tay, bàn chân và tai của bệnh nhân tiểu đường xuất hiện các khối u bé như hạt vòng và lan tỏa thành vòng cung hoặc vòng tròn. U hạt vòng không gây đau đớn nhưng có thể khiến người bệnh ngứa ngáy. U hạt vòng cũng xuất hiện ở trẻ em và người khỏe mạnh. Bệnh sẽ tự hết mà không cần điều trị.
  • Da nổi hạt cứng: trên da của bệnh nhân tiểu đường nổi lên các hạt cứng, chắc, màu vàng bằng hạt đậu gây ngứa. Xung quanh các hạt này có màu đỏ. Da nổi hạt cứng thường xuất hiện tại mu bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân và mông của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Ngoài ra đàn ông bị mỡ máu cao cũng dễ gặp phải vấn đề da này.
  • Bệnh bạch biến: người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể sẽ gặp phải tình trạng da mất sắc tố khiến da có màu trắng hoặc sáng hơn. Sự mất màu da này không gây đau hoặc ngứa. Bạch biến cũng có thể là hậu quả của việc lạm dụng kem bôi chứa corticosteroid hoặc các phương pháp điều trị bằng laser liệu pháp ánh sáng.

  • Phát ban lichen phẳng là những vết sưng màu tím, gây ngứa trên da, đôi khi bạn có thể bắt gặp các hoa văn ren trắng tại các phát ban này. Chúng thường xảy ra ở mắt cá chân, cổ tay, thi thoảng xuất hiện ở miệng. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ.
  • Bệnh thoái hóa collagen đục lỗ phản ứng mắc phải (ARPC) : đây là bệnh hiếm gặp, do sự đào thải collagen lên biểu bì gây ra những nốt sẩn hoặc lõm sưng đỏ khiến người bệnh ngứa ngáy. Bệnh phổ biến ở những người mắc bệnh thận mãn tính, tiểu đường, tự miễn…

Các vấn đề về da khác ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường

Không chỉ có nguy cơ gặp phải những biến chứng da do tiểu đường mà ngay cả vấn đề về da thông thường cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây là những vấn đề về da khác mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Phản ứng dị ứng:Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với phản ứng dị ứng thuốc điều trị tiểu đường hoặc insulin tiêm. Sau khi tiêm hoặc uống thuốc, bạn có thể bị nổi mề đay khắp cơ thể, điều này khá nguy hiểm. Bạn nên tới gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nghi ngờ mình bị dị ứng thuốc.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: đây là vấn đề đáng lo ngại nhất khi bệnh nhân tiểu đường gặp các tổn thương về da. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Người bệnh dễ dàng bị viêm mí mắt hoặc bị mụn nhọt.

  • Da khô, ngứa: còn có thể gọi là biến chứng da khô do tiểu đường bởi lượng đường trong máu cao gây mất nước, khiến da khô và ngứa. Trong trường hợp máu lưu thông kém, bạn có thể ngứa nhiều ở cẳng chân. Để phòng tránh và điều trị khô da, bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm, sử dụng sữa tắm thảo dược thay vì các loại chứa chất tẩy mạnh và bổ sung nước nhiều hơn.
  • Nhiễm nấm: bệnh nhân tiểu đường dễ mắc phải các bệnh nấm da liên quan đến nấm Candida albicans. Trên cơ thể bạn có thể xuất hiện các vùng da nổi mụn nước hoặc vảy đỏ gây ngứa. Nấm da thường phát triển tại các khu vực cơ thể ẩm ướt, các nếp gấp trên da, kẽ ngón tay, ngón chân, xung quanh móng, nách, bẹn. Người bị nhiễm nấm sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm.

Phòng tránh bệnh ngoài da liên quan đến bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa các vấn đề về da liên quan đến bệnh tiểu đường, tốt nhất bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu bằng việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và vận động hoặc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nhưng cần phải kiểm soát đường huyết, bạn cần quan tâm chăm sóc da đúng cách để giảm nguy cơ phát ban do tiểu đường, nhiễm trùng da và các vết thương khó lành.

Một số việc cần làm giúp ngăn ngừa phát ban do tiểu đường:

  • Quan sát và tìm kiếm các dấu hiệu phát ban như: mẩn đỏ, mụn nhọt, lở loét….
  • Không tắm bằng nước quá nóng và xà phòng chứa chất tẩy mạnh vì đây là những nguyên nhân chính gây khô da, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường.
  • Sau khi tắm xong, bạn dùng khăn thấm khô da, không nên chà xát sẽ khiến da bị tổn thương. Bạn cần cẩn thận làm khô các kẽ ngón tay, ngón chân và các nếp gấp để phòng tránh nấm da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ ngay sau khi tắm để khóa ẩm và cấp ẩm cho da. Tránh các loại kem dưỡng chứa mùi hương nhân tạo vì chúng rất dễ gây kích ứng da.

  • Nếu gót chân bạn bị khô nứt, hãy thoa kem chứa ure với hàm lượng vừa đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp làm mềm.
  • Uống nhiều nước và ăn các loại hoa quả có múi để giữ nước cho da.
  • Trong trường hợp da bị trầy xước hoặc gặp phải các vết thương hở, bạn cần rửa sạch và sát trùng vết thương. Nếu bạn cảm thấy đau, vết thương đỏ, chảy dịch, bị nhiễm trùng, sốt thì hãy tới gặp bác sĩ để được khám và kê đơn.
  • Sử dụng máy phun sương để bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà bạn.
  • Mùa đông, khi ra đường bạn cần che kín mặt để tránh khí lạnh làm cho da bị khô.
  • Không nên tắm quá nhiều vào mùa đông, thay vào đó bạn hãy sử dụng xịt tắm khô Yaocare Medic để làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho da. Việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ hết sức cần thiết để phòng tránh sự tấn công của vi khuẩn, nấm, virus khiến da bạn bị tổn thương.

Tiểu đường là bệnh nội tiết mãn tính ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể trong đó có nguy cơ phát ban da. Để phòng tránh phát ban da do tiểu đường, bạn cần quan tâm tới da của mình nhiều hơn nữa và chăm sóc đúng cách để giữ hàng rào bảo vệ da luôn khỏe mạnh. Phát ban da cũng có thể là dấu hiệu cho thấy liều lượng thuốc của bạn dùng không còn phù hợp, lượng đường trong máu đang tăng. Ngoài ra, bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường khác.

Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0989.360.101
Chat Zalo
Gọi điện ngay