Không phải lúc nào bệnh nhân tiểu đường cũng có thể tới bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe. Trong hoàn cảnh không được thăm khám thường xuyên, bệnh nhân tiểu đường sẽ phải tự lo cho mình, tự mua sắm máy và tự theo dõi đường huyết thường xuyên cũng như tự chuẩn bị cho bản thân những bữa ăn lành mạnh. Điều này cho thấy việc bệnh nhân tiểu đường tự chăm sóc rất quan trọng.
Tự chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được các biến chứng nguy hiểm trong trường hợp không sử dụng các dịch vụ y tế. Thực tế đa phần các bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam đều phải tự chăm sóc tại nhà, họ chỉ tới bệnh viện khi đường huyết không kiểm soát được.
Một vài điều cơ bản về bệnh tiểu đường
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh mãn tính đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết). Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra hoặc hấp thụ đủ lượng insulin cần thiết để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường loại 1 thường xảy ra ở trẻ em – những người mà cơ thể không thể hoặc ít khả năng sản xuất insulin nên buộc phải tiêm insulin để có thể vận chuyển đường từ máy tới các thế bảo. Số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 ít nhất, chỉ chiếm 5% số bệnh nhân tiểu đường.
Tiểu đường tuýp 2
Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất và thường xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên gần đây sự gia tăng trẻ em mắc bệnh tiểu đường do béo phì khiến Bộ Y tế phải cảnh báo. Tiểu đường tuýp 2 xảy ra ở những người có hiện tượng kháng insulin, có nghĩa là cơ thể không còn hấp thụ insulin dễ dàng như trước dẫn đến lượng đường trong máu cao và điều này khó có thể phát hiện trong nhiều năm nếu chúng ta không kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Các dấu hiệu nhận biết tiểu đường tuýp 2: khát, đi tiểu thường xuyên, đau đầu và mệt mỏi.
Tiền tiểu đường
Những bệnh nhân được chẩn đoán tiền tiểu đường được cho thấy có nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhầm lẫn triệu chứng tiền tiểu đường với các bệnh khác.
Những trường hợp có nguy cơ tiểu đường loại 2 như:
- Thừa cân béo phì, chỉ số BMI trên 25 hoặc 30.
- Mỡ bụng nhiều.
- Lười vận động.
- Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ.
- Có chung huyết thống với bệnh nhân tiểu đường loại 2 hoặc loại 2.
Tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân đối với bệnh nhân tiểu đường
Biến chứng tiểu đường sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng và lâu dài với các cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, tim, dây thần kinh và mạch máu. Chính vì thế việc tự chăm sóc tại nhà của bệnh nhân tiểu đường là rất cần thiết vì sẽ hạn chế các cơ quan khác bị tổn thương và giảm khả năng nhập viện cấp cứu.
6 Cách để bệnh nhân tiểu đường tự chăm sóc bản thân và tránh các biến chứng nghiêm trọng:
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh cho cả 3 bữa.
- Thường xuyên vận động, hoạt động thể chất nặng nhẹ tùy thuộc vào sức khỏe cơ thể.
- Kiểm tra đường huyết trong máu đều đặn hàng tuần, hàng tháng.
- Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng đúng theo chỉ dẫn của nhà cung cấp.
- Biết cách tự giải quyết các vấn đề.
- Có kỹ năng để đối mặt và giải quyết vấn đề xảy ra một cách lành mạnh.
6 Cách kiểm soát đường huyết tại nhà rất quan trọng đối với việc kiểm soát đường huyết giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua một số khuyến nghị. Và điều này thực sự nguy hiểm.
Một số cách để phòng tránh biến chứng tiểu đường
Tới khám bác sĩ định kỳ
Tuy không thể tới bệnh viện thường xuyên nhưng cùng với việc kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn vẫn nên tới bệnh viện để khám nhãn khoa. Điều này sẽ giúp duy trì chăm sóc mắt và phát hiện sớm bệnh của võng mạc.
Chăm sóc bàn chân
Thường xuyên tự kiểm tra các ngón chân xem có vết thương hở hoặc vết loét nào không? Đảm bảo móng tay của người bệnh luôn được cắt tỉa hàng tháng. Đồng thời nên đi giày bịt mũi khi đi vào bể bơi để tránh chân bị tổn thương. Luôn để cho chân được khô ráo thoáng mát và sạch sẽ.
Nhận biết tê hoặc ngứa ran
Khi dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương thì người bệnh sẽ có cảm giác tê, điều này có nguy cơ khiến bệnh nhân tiểu đường mất cảm giác ở tay chân và họ không thể cảm nhận được nước quá nóng hoặc quá lạnh dẫn tới bị bỏng.
Chăm sóc răng miệng thật tốt
Bệnh nướu và viêm nha chu sẽ góp phần làm tăng đường huyết. Vậy nên việc giữ gìn răng miệng cẩn thận là điều cần thiết. Bạn cần đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước muối thường xuyên kết hợp với súc miệng bằng nước súc miệng chứa chlorhexidine để có thể giúp phòng ngừa, giảm đau nướu và viêm nha chu và tránh sâu răng.
Kiểm tra da
Nếu người bệnh không có giày dép để đi sẽ khiến da bị trầy xước và lở loét, đặc biệt cơ thể bị mất nước. Hơn nữa, việc vệ sinh thân thể sạch sẽ vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu người bệnh đã lớn tuổi và không thể tắm gội thường xuyên thì họ cần có sẵn trong nhà một lọ sữa tắm khô để làm sạch cơ thể hàng ngày, trong thời gian chờ đợi người chăm sóc giúp tắm gội theo cách thông thường.
Duy trì sức khỏe tình dục
Phụ nữ bị tiểu đường có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc tiết dịch bất thường. Nam giới thì có nguy cơ rối loạn cương dương. Bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi. ghi lại các triệu chứng và câu hỏi để bác sĩ có thể giải đáp để có thể đảm bảo cuộc sống tình dục không bị ảnh hưởng.
Giảm căng thẳng
khi bệnh nhân tiểu đường cảm thấy căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần thì việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên khó khăn hơn, bệnh nhân có thể tuyệt vọng hoặc mất đi động lực chiến đấu với bệnh tật. Tuy nhiên việc giảm căng thẳng của mỗi bệnh nhân một khác nên bạn cần thảo luận với bác sĩ về phương pháp điều trị. Nếu người thân của bạn bị tiểu đường, hãy giúp họ vui vẻ mỗi ngày, động viên họ chiến đấu với bệnh tật, giữ cuộc sống lành mạnh để đường huyết ổn định.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tự chăm sóc bản thân
Các khuyến nghị để chăm sóc tốt bệnh nhân tiểu đường rất khó khăn và khắt khe. Hiện nay đa phần bệnh nhân đều không tự chăm sóc tốt và kiểm soát hiệu quả đường huyết bởi nhiều lý do, có thể bởi họ không có động lực để tự chăm sóc, hoặc họ thiếu nguồn lực (que thử tiểu đường, máy thử tiểu đường, thuốc.
Trình độ học vấn
Những người bệnh ở quê, ở vùng xa, kiến thức còn ít thì có nguy cơ cao gặp khóa khăn hơn bệnh nhân khác trong việc đọc chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc, sử dụng máy đo tiểu đường. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm chức năng hạ đường huyết không đảm bảo chất lượng. Nếu người bệnh không có kiến thức sẽ dẫn tới tiền mất tật mang, mua hàng đắt tiền nhưng không hiệu quả.
Tình trạng nhà ở
Bệnh nhân tiểu đường có thể sống không ổn định tại 1 căn nhà hoặc nhà không đảm bảo nhiệt độ vào mùa hè thì sẽ không thể giữ thuốc an toàn, không bị biến chất..
Khó có được thức ăn tốt cho sức khỏe
Nếu bạn sống tại nơi không phát triển, siêu thị bé thì bạn có thể tìm kiếm được các loại thực phẩm lành mạnh và chứa nhiều khoáng chất.
Thu nhập
Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống, trong đó có bệnh tiểu đường. Kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc bạn mua thực phẩm, thuốc men, và phương tiện đi lại để có thể thăm khám nhiều hơn.
Tuổi tác
Người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính khác nhau và các triệu chứng có thể làm họ không thể tuân thủ đúng nguyên tắc tự chăm sóc khi bị tiểu đường.
Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu