Viêm nang lông là gì và điều trị như thế nào?

Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là gì? Đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng không lây truyền. Viêm nang lông là tình trạng da bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra các nốt mụn hoặc vết sưng nhỏ có thể khiến người bệnh cảm thấy đau hoặc ngứa. Bệnh viêm nang lông có nhiều loại và chúng có biểu hiện khác nhau bởi các loại virus và nấm khác nhau gây ra. Bạn có thể bị viêm một hoặc nhiều nang lông hoặc nang tóc và bất kể nơi nào có lông đều có thể bị viêm nhiễm, đặc biệt những vùng da có nếp gấp hoặc nhưng vùng da thường xuyên xảy ra ma sát.

Việc giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là làn da sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm nang lông. Tuy nhiên, da là lớp lá chắn bảo vệ cơ thể, là lớp phòng vệ đầu tiên tiếp xúc với môi trường nên bạn vẫn có thể nhiễm bệnh dù đã phòng ngừa tốt.

Triệu chứng của viêm nang lông là gì?

Vết viêm nang lông trên da bạn nhìn như một nốt mụn trứng cá hoặc nốt phát ban nhỏ trên da có thể màu đỏ, trắng, vàng và chúng không chỉ xuất hiện tại một lỗ chân lông mà còn xuất hiện ở nhiều nang lông gần nhau. Một số vết phát ban có thể xuất hiện mủ nhìn như mụn nhọt. Bệnh nhân viêm nang lông thườngcảm thấy đau nhức, ngứa và vùng da viêm nang lông bị sưng tấy.

Nếu điều trị không đúng cách, bệnh có nguy cơ trở thành mãn tính. Những người béo phì có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn người bình thường.

Cách điều trị bệnh viêm nang lông như thế nào?

Bệnh viêm nang lông không phải là bệnh nguy hiểm và không khó điều trị. Tuy nhiên nếu bạn không chăm sóc da đúng cách, bệnh sẽ phát triển và lây lan trên diện rộng đồng thời trở thành mãn tính. Trong một số trường hợp, nếu các nốt viêm lan rộng kèm theo sốt hoặc xuất hiện mủ thì bạn hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Điều trị bệnh viêm nang lông cấp tính

Để điều trị bệnh viêm nang lông cấp tính, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi cho bạn hoặc có thể sẽ kèm theo kháng sinh tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng của vùng nang lông bị tổn thương. Ngoài ra, bạn có thể cần uống thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng histamin để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Điều trị viêm nang lông mãn tính

Cách chữa bệnh viêm nang lông mãn tính là gì để có thể hạn chế khả năng tái phát. Trong trường hợp này thuốc kháng sinh và các loại thuốc bôi khác không có tác dụng. Muốn điều trị triệt để, bác sĩ sẽ đề nghị bạn triệt lông bằng máy laser.

Trong khoảng thời gian điều trị, bạn không được tự ý nhổ lông, cạo lông mà bạn cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Thông thương giữa mỗi buổi điều trị sẽ cách nhau khoảng 3 tuần và mức độ laser sẽ tùy thuộc vào sự phát triển của lông.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông là gì?

Thủ phạm gây ra bệnh viêm nang lông là gì? Nguyên nhân bạn bị viêm nang lông thường do vi khuẩn có tên Staphylococcus (hay còn gọi là tụ cầu) hoặc các loại nấm gây ra. Mặc dù bệnh do nấm hoặc virus tiếp xúc với cơ thể người nhưng bệnh không lây từ người sang người mà lây qua vật trung gian. Ví dụ bạn có thể bị viêm nang lông khi dùng chung dao cạo râu, khăn tắm với người đang mắc bệnh, hoặc có thể tại hồ bơi.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nang lông là gì?

Bệnh viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi. Nhưng một số người có các yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ dễ bị viêm nang lông hơn:

  • Thường xuyên mặc các bộ đồ bó sát và không thấm mồ hôi.
  • Có thói quen dùng tay để chạm vào da hoặc gãi.
  • Cạo lông hoặc nhổ lông.
  • Tắm bồn không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Hệ miễn dịch suy yếu nên tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các loại viêm nang lông thường gặp

Các loại viêm nang lông là gì? Đây là câu hỏi của không ít bệnh nhân bởi mỗi loại viêm nang lông từ nấm, vi khuẩn, virus khác nhau lại có biểu hiện khác nhau. Để nhận biết đúng loại viêm nang lông mình mắc phải, bạn cần nắm rõ thông tin về các loại viêm nang lông.

Viêm nang lông trong bồn tắm nước nóng (viêm nang lông pseudomonas)

Đây là loại viêm nang lông hình thành do thói quen tắm trong bồn nước nóng không sạch sẽ, chứa vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Bể bơi nước nóng và cầu trượt dưới nước cũng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng nang lông.

Trong trường hợp này, da bạn sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ nằm rải rác, gây ngứa và rát. Tuy nhiên bệnh viêm nang lông trong bồn nước nóng thường tự khỏi và bạn có thể sử dụng kem nano bạc hai lần một lần hoặc thuốc kê đơn của bác sĩ để điều trị. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thuốc khác sinh cho bạn.

Viêm nang lông Pityrosporum

Đây là bệnh viêm nang lông do sự xâm nhập của nấm men Pityrosporum vào nang lông và lây lan trên bề mặt da. Các nốt viêm nang lông Pityrosporum trông giống như mụn trứng cá và chỉ xuất hiện khi mà loại nấm này phát triển quá mức và bị kích hoạt bởi các yếu tố như:

  • Thường xuyên mặc những bộ quần áo chật, không thoát khi khiến cho mồ hôi lưu lại trên da.
  • Thời tiết nóng ẩm.
  • Mồ hôi dầu.
  • Sử dụng kem chống nắng hoặc kem dưỡng quá nhờn.
  • Căng thẳng.
  • Bệnh nhân tiểu đường.

Viêm nang lông do vi khuẩn

Viêm nang lông do vi khuẩn là dạng phổ biến nhất của tình trạng này. Nó thường phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus – luôn tồn tại trên da – xâm nhập vào da và lây nhiễm các nang lông. Một vết cắt hoặc vết cạo có thể cung cấp một điểm vào. Các trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ, trong khi các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần dùng kháng sinh đường uống.

Chẩn đoán viêm nang lông

Mặc dù các triệu chứng của viêm nang lông khá rõ ràng nhưng bác sĩ vẫn cần chẩn đoán cẩn thận để tránh nhầm với các loại phát ban khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng da bị tổn thương và hỏi một số thông tin như:

  • Các nốt phát ban của bạn xuất hiện bao lâu rồi?
  • Những triệu chứng khác kèm theo?
  • Bạn có tiền sử viêm nang lông không?

Tuy nhiên, để xác định rõ loại viêm nang lông, bác sĩ cần lấy mẫu để xét nghiệm.

Hậu quả của viêm nang lông

Viêm nang lông hầu đa phần có thể điều trị và không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bạn điều trị không đúng cách khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn, vùng da bị tổn thương nhiễm trùng…thì có thể sẽ gây ra các vấn đề như:

  • Xuất hiện nhọt dưới da.
  • Vùng da bị viêm nang lông sẽ hình thành sẹo vĩnh viễn hoặc thâm.
  • Nang tóc bị tổn thương dẫn đến hói đầu.

Bạn cần vệ sinh thân thể và giữ gìn sức khỏe làn da cẩn thận bởi bệnh rất dễ tái phát.

Phòng tránh viêm nang lông

Viêm nang lông do nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập, chính vì thế bạn có thể phòng ngừa để giảm bớt nguy cơ bằng cách:

  • Cạo lông theo hướng lông mọc hoặc dùng máy cạo lông.
  • Không nên mặc quần áo bó sát, thô cứng hoặc không thấm hút mồ hôi.
  • Sử dụng kem dưỡng da thẩm thấu nhanh, không nên thoa quá nhiều gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là dao cạo, khăn tắm.
  • Không nên để mồ hôi lưu lại lâu trên da.
  • Tắm gội hàng ngày với các loại sữa tắm thảo dược và dầu gội đầu thảo dược lành tính, không gây kích ứng da. Trong trường hợp bạn không thể tắm bằng cách thông thường, hãy sử dụng xịt tắm khô và dầu gội khô thảo dược để đảm bảo giữ cho tóc và da đầu luôn sạch sẽ.
Nếu bạn bị viêm nang lông, cần phòng ngừa biến chứng và giảm mức độ nghiêm trọng bằng cách:
  • Tránh cọ xát, tạo ma sát ở khu vực da bị nhiễm trùng.
  • Chườm ấm vào khu vực da bị viêm nang lông để làm dịu và giảm đau.
  • Giặt sạch khăn tắm và khăn mặt hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay