Phần lớn người già sẽ bị ảnh hưởng bởi các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, bệnh có thể được hạn chế nếu như chúng ta có những chiến lược phòng ngừa đối với các yếu tố nguy cơ gây viêm xương khớp ở người già và giúp họ duy trì hoạt động hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Viêm xương khớp ở người già là gì?
Viêm xương khớp là thuật ngữ khi nói đến hơn 100 bệnh và tình trạng thấp khớp ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp là hiện tượng sụn ở các khớp đã bị bào mòn, cứng và sưng khiến người bệnh đau đớn. Đây là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất ở người già và cũng là một trong những nguyên nhân người cao tuổi bị khuyết tật, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và hoạt động hàng ngày của họ.
Căn bệnh viêm xương khớp khiến cho sụn – bộ phận đệm các đầu xương bị mài mòn do các khớp không phản ứng lực phù hợp với áp lực của cơ thể lên chúng ta. Khi sụn bị tổn thương thì bệnh viêm khớp lại càng tiến triển.
Những khớp chịu trọng lượng lớn từ cơ thể sẽ có nguy cơ bị viêm hơn như khớp bàn chân, khớp gối, khớp hông và khớp cột sống. Điều đó không có nghĩa là các khớp ở vị trí khác không bị ảnh hưởng. Tiếp theo đó là khớp ngón tay cái và các ngón tay khác cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thông thường qua tuổi 55, tỷ lệ mắc bệnh viêm xương khớp ở người già là như nhau với cả nam và nữ, dù nam giới dễ bị hơn một chút. Tuy nhiên vị trí viêm khớp của nam giới và nữ giới có chút khác nhau. Nữ giới thường bị viêm khớp bàn tay, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân. Nam giới lại bị viêm khớp nhiều ở hông, cổ tay, cột sống. Điều này có thể do tính chất công việc chân tay mà họ thực hiện.
Triệu chứng viêm xương khớp
Một số triệu chứng viêm xương khớp ở người già có thể gặp phải:
- Cảm giác đau tại khớp khoặc khu vực xung quanh khớp.
- Khớp bị cứng, tạo ra cảm giác căng cứng mỗi khi di chuyển.
- Đôi khi khớp bị sưng.
- Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm xương khớp ở người già, một số người không có bất kỳ triệu chứng nào. Thường bệnh viêm khớp sẽ tiến triển trong thời gian dài mới ổn định.
Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh viêm xương khớp ở người già
Đa phần người cao tuổi nào cũng gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp khi bắt đầu ngoài 55 tuổi. Tuy nhiên, việc bệnh tiến triển sớm hay muộn, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào một số yếu tố nguy cơ như:
Tuổi tác
Mặc dù tuổi tác không phải là nguyên nhân của bệnh viêm xương khớp nhưng đa phần bệnh ảnh hưởng đến số lượng lớn người cao tuổi. Bạn không thể trốn được tuổi già nhưng bạn có thể cải thiện sức khỏe thể chất của mình bằng một lối sống lành mạnh (ăn uống và hoạt động thể chất một cách khoa học) để căn bệnh xương khớp tiến triển chậm hơn.
Cân nặng
Thực tế cho thấy những người thừa cân, béo phì thường dễ mắc các bệnh xương khớp ngay cả khi còn trẻ bởi khớp của họ luôn bị căng thẳng vì phải chịu trọng lượng dư thừa của cơ thể, đặc biệt là khớp gối. Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp bạn cần giữ cân nặng ở mức hợp lý để tránh gây tổn thương cho xương khớp.
Thương tật và biến chứng từ bệnh khác
Một số người mắc bệnh viêm xương khớp sớm là do những chấn thương hoặc bệnh mãn tính trước đó làm ảnh hưởng đến khớp của họ. Ví dụ như những người bị bệnh tiểu đường hoặc những người hoạt động thể chất nặng nhọc trong thời gian dài, chấn thương do tai nạn, do tập thể thao. Ví dụ như võ sĩ quyền anh thường bị thoái hóa khớp bàn tay.
Di truyền
Một số bệnh viêm khớp là do di truyền, có thể do gia đình có xu hướng khiếm khuyết về sụn…
Ít hoạt động thể chất
Việc tập thể dục hoặc tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày sẽ hỗ trợ và duy trì khả năng vận động của khớp bởi nó tạo ra gel bôi trơn khớp. Bệnh nhân thoái hóa khớp không nên vận động mạnh nhưng vẫn cần duy trì hoạt động thể chất phù hợp để bệnh tình không trầm trọng thêm.
Biện pháp phòng ngừa viêm xương khớp ở người già
Có khá nhiều yếu tố nguy cơ và bạn không thể tránh khỏi yếu tố tuổi tác hoặc di truyền, nhưng bạn vẫn có thể khiến nó đến chậm hơn hoặc có cách để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống của mình bằng cách:
- Thực hiện lối sống lành mạnh như: thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội giúp cơ chắc khỏe và các khớp linh hoạt.
- Giữ cân nặng hợp lý: cân nặng vừa phải sẽ giúp giảm căng thẳng cho hệ thống xương khớp của bạn đồng thời giúp bạn phòng tránh được các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, tiểu đường và một số bệnh ung thư.
- Không nên vận động nặng hay hoạt động quá nhiều, tránh khớp bị căng thẳng quá mức.
- Khi bệnh xương khớp của bạn đã xuất hiện và tiến triển, bạn cần hạn chế lực tác động vào chúng đồng thời giữ an toàn khi vận động bằng cách sử dụng gậy, lắp thanh vịn trên lối đi, trong nhà tắm để tránh trơn trượt.
- Nhà tắm là nơi tiềm ẩn nguy cơ té ngã cao đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người già mắc bệnh xương khớp. Để giảm thiểu nguy cơ té ngã trong nhà tắm, người cao tuổi cần sử dụng ghế tắm, thảm chống trượt…Người cao tuổi cũng không cần tắm quá nhiều vì lượng dầu không còn nhiều, da cũng đã khô. Thay vì tắm hàng ngày bằng nước, bạn có thể tắm bằng xịt tắm khô và dầu gội khô xen kẽ những ngày tắm gội bằng nước thông thường. Điều này không những giúp phòng tránh té ngã mà còn giữ da của người cao tuổi đỡ bị khô.
- Nếu bạn quá đau, hãy tới gặp bác sĩ để được kê những loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
- Bạn cũng có thể giảm đau xương khớp bằng cách chườm lạnh hoặc chườm nóng. Ngâm tắm thảo dược là một giải pháp khá hiệu quả để giúp giảm căng thẳng cho xương khớp.
- Trong trường hợp bệnh nặng, tiến triển, thuốc và các biện pháp khác không còn hiệu quả, bạn có thể phải cân nhắc phẫu thuật để cải thiện bệnh tình.
Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu