Bệnh đau dây thần kinh tọa là tình trạng phổ biến và đôi khi việc tự chẩn đoán hoặc điều trị có thể gây ra các vấn đề khác nếu bạn sử dụng các phương pháp điều trị không chính xác.

Một cách tiếp cận hiệu quả để điều trị đau thần kinh tọa là cá nhân hóa việc điều trị dựa trên các triệu chứng, chẩn đoán và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.
Một số bệnh nhân có thể thấy phương pháp điều trị nào đó hiệu quả hơn những người khác. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa và lời giải thích y học cho từng phương pháp.
Hiểu nhầm thứ 1: Đau thần kinh tọa có thể tự chẩn đoán và điều trị
Sự thật: Đau thần kinh tọa có thể do một số vấn đề ở lưng dưới gây ra, có thể được chẩn đoán chính xác thông qua khám lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán do bác sĩ tiến hành. Điều trị bệnh thần kinh tọa đối với mỗi nguyên nhân là khác nhau. Nên nếu chẩn đoán sai sẽ dẫn tới điều trị sai phương pháp.
Các tình trạng khác nhau ảnh hưởng đến phần lưng dưới, chẳng hạn như đĩa đệm thoát vị, đĩa đệm bị thoái hóa hoặc sự phát triển bất thường của xương (gai xương) chèn ép các rễ thần kinh cột sống có thể dẫn đến đau thần kinh tọa. Việc chẩn đoán chính xác là bước đầu tiên để giảm đau thần kinh tọa, vì các lựa chọn điều trị đau thần kinh tọa và các biện pháp phòng ngừa là khác nhau đối với mỗi chẩn đoán.
Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân và cũng phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, chẳng hạn như khối u hoặc nhiễm trùng và có biện pháp ngăn chặn tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh đau thần kinh tọa
Hiểu nhầm thứ 2: Các phương pháp điều trị có đem lại lợi ích như nhau với mọi bệnh nhân
Sự thật: Hiệu quả của một phác đồ điều trị cụ thể có thể khác nhau đáng kể giữa những bệnh nhân khác nhau có cùng chẩn đoán đau thần kinh tọa.

Kết quả điều trị của đau thần kinh tọa thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như công việc nghề nghiệp, căng thẳng và điều kiện kinh tế xã hội của người đó. Ngoài ra, sức khỏe chung của bệnh nhân, tuổi tác và những thói quen lâu dài, chẳng hạn như hút thuốc hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể thay đổi kết quả điều trị.
Những yếu tố này thường dẫn đến việc kết quả điều trị giữa các bệnh nhân không giống nhau, khiến cho việc tìm kiếm phương pháp phù hợp khó khăn hơn.
Sự kết hợp của các lựa chọn điều trị khác nhau thường là liệu trình hiệu quả nhất và các bác sĩ thường khuyên bạn nên kết hợp một số phương pháp điều trị sau:
- Liệu pháp chườm nóng và đá xen kẽ để giúp giảm cơn đau cấp tính do đau thần kinh tọa
Thuốc chống viêm, chẳng hạn như thuốc chống viêm không chứa steroid. - Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể giúp giảm viêm xung quanh rễ thần kinh và đau thắt lưng liên quan.
- Phẫu thuật có thể được coi là một lựa chọn điều trị nếu các cơn đau ngày càng dữ dội và xuất hiện nhiều triệu chứng thần kinh.
Hiểu nhầm thứ 3: Bệnh đau thần kinh tọa sẽ khỏi mà không tái phát
Sự thật: Các cơn đau thần kinh tọa đôi khi giảm hoặc hết hoàn toàn trong 4-6 tuần, nhưng cơn đau có thể tái phát hoặc thậm chí các triệu chứng có biểu hiện trầm trọng hơn theo thời gian mặc dù bệnh nhân đã được điều trị. Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng một số bệnh nhân có thể phát triển các triệu chứng dai dẳng của đau thần kinh tọa lên đến 12 tháng.
Điều quan trọng là bệnh nhân thần kinh tọa phải tới gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn với tình trạng hiện tại của bệnh.
Hiểu nhầm thứ 4: Nghỉ ngơi trên giường giúp chữa lành các vấn đề gây ra đau thần kinh tọa
Sự thật: Đau thần kinh tọa không nên vận động quá mạnh chứ không phải là ngồi một chỗ. Bệnh nhân vận động là việc vô cùng quan trọng để cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa. Cần tránh nằm nghỉ trên giường trong thời gian dài.
Thói quen tập thể dục theo chỉ dẫn có thể hiệu quả hơn để giảm đau và cũng có thể giúp chữa lành các vấn đề cơ bản.
Việc nghỉ ngơi và hạn chế vận động khi cơn đau thần kinh tọa bùng phát là điều nên làm, nhưng thời gian dài không hoạt động thường khiến cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Với việc tập thể dục thường xuyên, cơn đau thần kinh tọa có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn và có thể ngăn ngừa tái phát trong tương lai.
Vận động và tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức mạnh của cơ và xương, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị viêm và bị tổn thương. Tập thể dục cũng giúp giảm cứng cơ, khớp và dây thần kinh tọa.
Hiểu nhầm thứ 5: Không cần phẫu thuật cho chứng đau thần kinh tọa
Sự thật: Đối với một số nguyên nhân đau thần kinh tọa, phẫu thuật có thể giúp giảm đau tốt hơn và lâu dài hơn so với phương pháp điều trị không phẫu thuật.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các tình trạng như trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh (spondylolisthesis) và hẹp ống sống thắt lưng có thể nén rễ thần kinh cột sống, phẫu thuật thường có hiệu quả hơn trong việc giúp giảm đau và các triệu chứng khác lên đến 2 năm (hoặc hơn).
Đối với thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật có thể giúp giảm các triệu chứng ngay lập tức, nhưng kết quả lâu dài thường giống như phương pháp điều trị không phẫu thuật.
Điều quan trọng cần lưu ý là phẫu thuật chỉ được xem xét sau khi đã thử một số phương pháp điều trị không phẫu thuật trong nhiều tuần và các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn. Phẫu thuật có thể được cân nhắc sớm hơn để điều trị chứng đau thần kinh tọa do một số trường hợp cấp cứu y tế nhất định, chẳng hạn như khối u, nhiễm trùng hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa (cauda equina).
Những hiểu sai về đau thần kinh tọa thường được mọi người tin tưởng, điều này có thể khiến họ không có được phương pháp điều trị thích hợp cho tình trạng bệnh của mình.
Hiểu rõ về bệnh đau thần kinh tọa có thể giúp bệnh nhân phối hợp với bác sĩ chuyên khoa cột sống để tìm hiểu nguyên nhân cơ bản và đưa ra liệu trình điều trị tốt nhất.
Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu