Tiểu đường là căn bệnh mãn tính và nó dần trở nên quen thuộc với chúng ta. Mặc dù bệnh không có thuốc chữa khỏi nhưng người bệnh hoàn toàn có thể uống thuốc để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và sống mạnh khỏe. Với sự phát triển của y học hiện đại, không phải tất cả những người mắc tiểu đường đều cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc, họ có thể tự uống thuốc, tự tiêm insulin tại nhà một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chăm sóc bệnh nhân tiểu đường cũng cần được quan tâm đúng mức và cụ thể với từng đối tượng để có phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh nhân tiểu đường là trẻ em, người già cần được chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ trong việc uống thuốc, xây dựng các bữa ăn lành mạnh và vận động phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường là trẻ em
Nếu trẻ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ cần cần tiêm insulin thường xuyên. Tuy nhiên việc tiêm thuốc cần đúng giờ, đúng liều lượng và bổ sung lượng carbohydrate đúng thời điểm rất quan trọng. Chính vì thế bố mẹ hoặc người chăm sóc sẽ phải kiểm soát và hỗ trợ trẻ.
Một số hoạt động trong ngày của trẻ, như tập thể dục cũng có thể làm ảnh hưởng đến đường huyết. Dù là hoạt động gì, nếu kéo dài đều có nguy cơ khiến lượng đường trong máu giảm. Còn nếu trẻ bị căng thẳng, lượng đường sẽ tăng. Dù tăng hay giảm quá mức đều không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Do đó để chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường là trẻ em thì bố mẹ cần nhận biết dấu hiệu lượng đường trong máu của trẻ tăng hay ạ để kịp thời xử lý.
Một số trẻ em lớn không cần đến sự hỗ trợ của người lớn mà có thể tự mình kiểm soát đường huyết và biết lúc nào cần ăn và ăn bao nhiêu. Tuy nhiên, chăm sóc bệnh nhân tiểu đường là trẻ em vẫn rất cần được quan tâm đặc biệt.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường là chồng hoặc vợ
Nếu bạn đời của bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cần hỏi han và theo sát để hiểu rõ tình trạng của họ. Điều quan trọng, bạn cần bổ sung thêm kiến thức về căn bệnh này để có thể đặt mình vào vị trí của người bệnh và chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tốt hơn.
Đây là căn bệnh khá phức tạp và nó ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Chính vì thế việc chia sẻ các vấn đề liên quan đến bệnh với bạn đời cần được coi trọng.
Bạn có thể giúp vợ/chồng mình bằng cách:
- Quan tâm nhiều hơn đến tình trạng bệnh tiểu đường của họ như triệu chứng, chỉ số đường huyết, chế độ ăn uống…nhưng đừng kiểm soát thay họ, hãy để bạn đời của bạn tự kiểm soát bệnh của mình.
- Đưa ra những ý tưởng giúp họ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
- Cho họ thời gian để quản lý bệnh của mình.
- Chuẩn bị sẵn sàng khi tâm trạng bạn đời thay đổi. Việc chấp nhận sự thật mình mắc 1 căn bệnh mãn tính là điều không dễ dàng. Chính vì thế bạn cần cảm thông cho những thái độ tiêu cực của vợ/chồng.
- Đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường cũng sẽ bị ảnh hưởng, chính vì thế bạn nên thảo luận điều này với vợ/chồng mình.
- Cảm xúc của bạn cũng quan trọng để có thể giúp bạn đời quản lý bệnh tiểu đường. Hãy nói với họ về cảm xúc của mình vào thời điểm thích hợp.
Chăm sóc người già bị tiểu đường
Tuổi tác là một trong những yếu tố khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn. Người già bị tiểu đường thường sẽ xuất hiện một số tình trạng bệnh khác như: bệnh thần kinh, bệnh võng mạc, bệnh viêm khớp hoặc Alzheimer, parkinson…Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi cần được chăm sóc và hỗ trợ nhiều hơn, theo sát hơn để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chìa khóa để ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường chính là nhận ra sớm các triệu chứng khi đường huyết cao hoặc thấp thì người cao tuổi lại rất khó nhận biết. Họ có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh mãn tính khác.
Xử lý tình trạng khẩn cấp
Để chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng là bạn cần nhận biết được thời điểm mà họ cần được giúp đỡ, ví dụ như lúc đường máu tăng cao hoặc giảm quá thấp.
Đường huyết giảm thấp quá có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu và gây nguy hiểm, đặc biệt khi họ đang sử dụng insulin hoặc thuốc giảm đường huyết nào đó.
Còn khi đường huyết tăng cao liên tục sẽ gây ra biến chứng lâu dài và cũng có nguy cơ xảy ra các tình trạng nguy hiểm ngay lập tức. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 nếu có mức đường huyết cao trên 15mmol/l có thể nhiễm toan ceton, bệnh nhân tiểu đường loại 2 có đường huyết trên 30mmol/l sẽ có thể gặp tình trạng tăng đường huyết Hyperosmolar.
Bảo quản thuốc và kiểm soát kim tiêm
Các loại thuốc tiêm cũng như các thuốc tương tự insulin…và một số thuốc tiểu đường khác nên được bảo quản trong tủ mát, không được để ở tủ đông.Thuốc có thể để ở nhiệt độ phòng nhưng không quá 30 độ. Bệnh nhân tiểu đường cần xét nghiệm máu và tiêm insulin nên bạn cần đảm bảo giữ vệ sinh cho dụng cụ để đảm bảo không gây nhiễm khuẩn cho người bệnh.
Tâm trạng thay đổi
Đường huyết cao thấp có thể khiến người bệnh thay đổi tâm trạng, lo lắng vô cớ, cáu kỉnh, ngẩn ngơ hoặc dễ dàng tức giận. Lượng đường thấp có thể khiến các phản ứng cảm xúc tăng mạnh hơn, còn đường máu cao gây cảm giác mệt mỏi.
Bài viết liên quan: Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường vào mùa hè
Yaocare Medic – Hương Dươc Trị Liệu