Đột quỵ là gì? Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não tương đương với một cơn đau tim, xảy ra khi có vấn đề về lưu lượng máu đến một phần não. Điều này có thể xảy ra khi mạch máu bị tắc hoặc do chảy máu trong não. Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp có nguy cơ đe dọa tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức nhằm ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn hoặc tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đột quỵ cũng như các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm. 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là một tình trạng đe dọa tính mạng khi não nhận không đủ lưu lượng máu, thường do động mạch bị tắc hoặc chảy máu não. Nếu không được cung cấp máu kịp thời, các tế bào não ở khu vực đó sẽ bắt đầu chết vì thiếu oxy. 

Đây là tình trạng khẩn cấp, do vậy mỗi giây sau khi bị đột quỵ đều có giá trị. Nếu bạn hoặc người đi cùng bạn có triệu chứng của đột quỵ, hãy gọi 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời. Điều trị đột quỵ càng nhanh thì khả năng hồi phục càng cao và giảm thiểu nguy cơ bị khuyết tật về sau.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm

Nếu có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm sau, bệnh nhân nên được đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời:

  • Cơ thể bị mất cân bằng đột ngột.
  • Các cơ một bên mặt mất kiểm soát khiến miệng méo, nhân trung lệch.  
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. 
  • Tê mỏi chân tay, cử động khó, tê liệt một bên cơ thể. 
  • Rối loạn trí nhớ, gặp khó khăn khi diễn đạt. 
  • Nói khó khăn, ngọng bất thường.
  • Đau đầu, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn. 
Triệu chứng của đột quỵ 

Mỗi vị trí ở não sẽ kiểm soát các bộ phận khác nhau của cơ thể, vì vậy các triệu chứng đột quỵ phụ thuộc vào vùng bị ảnh hưởng. Các triệu chứng của đột quỵ có thể liên quan đến một hoặc nhiều vấn đề sau đây:

  • Yếu hoặc liệt một bên. 
  • Aphasia (khó khăn hoặc mất khả năng nói): nói lắp hoặc bị khó nói.
  • Mất kiểm soát cơ ở một bên mặt. 
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
  • Chóng mặt, mất khả năng phối hợp.
  • Nhầm lẫn hoặc kích động.
  • Động kinh.
  • Mất trí nhớ.
  • Nhức đầu thường đột ngột và dữ dội.
  • Bất tỉnh hoặc ngất xỉu.
  • Hôn mê.
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) –  được gọi là “đột quỵ nhỏ” là tình trạng giống đột quỵ nhưng là khởi đầu của đột quỵ. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm và rất dễ xảy ra trong tương lai gần. Do đó, người bị TIA cần được chăm sóc y tế khẩn cấp càng sớm càng tốt. 

Những ai dễ bị đột quỵ?

Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ, từ trẻ em đến người lớn, nhưng có một số người có nguy cơ cao hơn những người khác. Đột quỵ thường xảy ra ở độ tuổi muộn hơn, khoảng 2/3 số trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Ngoài ra còn có một số tình trạng bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường tuýp 2 và những người có tiền sử đột quỵ, đau tim hoặc nhịp tim không đều như rung tâm nhĩ. 

Bạn nên làm gì khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo đột quỵ?

Mỗi năm ở Việt Nam có 200.000  người bị đột quỵ, trong đó 50% bệnh nhân tử vong và chỉ có 10% bệnh nhân hồi phục và không để lại di chứng. Ngày nay, trên nhiều thống kê cho thấy số bệnh nhân nam bị đột quỵ gấp 4 lần số bệnh nhân nữ và độ tuổi bị đột quỵ ngày càng trẻ hóa tăng 2% mỗi năm.

Trong trường hợp có người bị đột quỵ, bạn nên:

  • Không để người bệnh té, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn.
  • Theo dõi tình trạng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa.
  • Tuyệt đối không tự điều trị cho bệnh nhân như bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
  • Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây sặc, tắc đường thở rất nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào cho bệnh nhân.

=> Đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Đột quỵ là tình trạng đe dọa tính mạng khẩn cấp, do vậy từng giây sau khi bệnh nhân bị đột quỵ là rất đáng quý. Bạn nên nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm, nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào bạn cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để thăm khám điều trị kịp thời. Ngoài ra, mọi người nên lưu ý bệnh đột quỵ thường gặp trên những bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý nền, do vậy mỗi chúng ta cần thăm khám định kỳ để tầm soát nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, mọi người cần thực hiện các thói quen sinh hoạt, lối sống lành mạnh giúp đẩy lùi nguy cơ bị đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ. 

Rate this post
Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay