Hồi phục sau đột quỵ: chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Những người đang hồi phục sau đột quỵ có thể cần được trợ giúp trong việc ăn uống, đi lại, uống thuốc và giao tiếp. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân sẽ có các nhu cầu khác nhau tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của đột quỵ và cũng không có mốc thời gian phục hồi nào có thể dự đoán trước được. Mặc dù vậy, sự chăm sóc phù hợp sẽ tác động đến quá trình hồi phục của người bệnh và giúp ngăn ngừa đột quỵ trong tương lai. 

Bệnh nhân hồi phục sau đột quỵ cần được chăm sóc như thế nào?

Sức khỏe của mỗi người bệnh hồi phục sau đột quỵ là khác nhau, tùy thuộc vào các triệu chứng mà bệnh nhân cần những sự trợ giúp như:

  • Dùng thuốc đúng giờ.
  • Quản lý cuộc hẹn khám lại.
  • Di chuyển.
  • Ăn uống.
  • Giao tiếp với người khác.
  • Thực hiện các bài tập về ngôn ngữ hoặc vật lý trị liệu.
  • Hỗ trợ tinh thần.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để chăm sóc bệnh nhân tại nhà nhằm ngăn ngừa đột quỵ lần nữa. Khi bệnh nhân đã bị đột quỵ một lần thì nguy cơ tái phát là rất cao. Vậy nên, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống, chẳng hạn như giảm hoặc bỏ hút thuốc nếu người đó hút thuốc. 

Người chăm sóc cần giúp bệnh nhân thích nghi tại nhà giúp người đang hồi phục sau đột quỵ duy trì được sự độc lập nhất có thể. Ví dụ như việc điều chỉnh phòng ngủ của người bệnh xuống tầng trệt để họ không phải leo cầu thang.

Đồng thời trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cần được hỗ trợ từ đội ngũ y tế bao gồm các bác sĩ chính, bác sĩ thần kinh, bác sĩ tim mạch, bác sĩ trị liệu ngôn ngữ, thể chất hoặc tập thể dục.

Tập di chuyển nhẹ nhàng xung quanh nơi ở 

Tình trạng đột quỵ có thể khiến một số người bị suy giảm khả năng vận động hoặc khó khăn khi di chuyển. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể giúp bệnh nhân tập di chuyển. Những bài tập sẽ được thực hiện tại nơi ở và người chăm sóc nên trang bị một số thay đổi giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân như:

  • Đặt thảm chống trượt trong phòng tắm.
  • Lắp thanh vịn trong phòng tắm, loại bỏ những vật cản gây nguy hiểm. 
  • Đảm bảo dây điện hay các loại dây cáp không bị vướng dễ gây ngã cho bệnh nhân. 
  • Lắp đặt khung tập đi hoặc bổ sung thêm gậy giúp bệnh nhân giữ được thăng bằng dễ dàng hơn.
  • Sử dụng xịt tắm khô thảo dược Yaocare medic giúp làm sạch và bảo vệ cơ thể người bệnh đồng thời hỗ trợ nhanh hồi phục bệnh. 

Nói chuyện và giao tiếp 

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp: khả năng nói và phản hồi của người bệnh. Nếu người bệnh gặp phải những vấn đề này, các thành viên trong gia đình cần điều chỉnh cách giao tiếp để khiến việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn bằng những cách như:

  • Sử dụng các câu ngắn, đơn giản. 
  • Hãy hỏi những câu “có hoặc không” thay vì những câu hỏi mở. 
  • Sử dụng cử chỉ tay và lời nói.
  • Giảm phiền nhiễu như tiếng ồn xung quanh ở mức tối thiểu.
  • Sử dụng bảng giao tiếp hoặc ứng dụng cho phép mọi người chỉ vào từ ngữ hoặc hình ảnh. 
  • Tránh thay đổi chủ đề quá nhanh.
  • Sau khi đặt câu hỏi, bạn nên cho bệnh nhân có đủ thời gian để trả lời.
  • Không nên ngắt câu nói của bệnh nhân trừ khi điều đó là cần thiết, vì điều này có thể cản trở quá trình thực hành nói của người bệnh. 
  • Nếu bệnh nhân thất vọng do những gì họ nói mà không hiểu được, hãy cố gắng kiên nhẫn và động viên. 
  • Đừng giả vờ hiểu, hãy cố gắng nhắc nhở để người bệnh có thể nhớ ra từ cần nói.

Ăn và uống 

Một số bệnh nhân hồi phục sau đột quỵ có thể cần trợ giúp về vấn đề nhai hoặc nuốt thức ăn. Tùy thuộc vào những thách thức mà họ gặp phải, bạn nên chế biến thức ăn phù hợp với người bệnh như cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hoặc thử chế độ ăn toàn chất lỏng. 

Điều đặc biệt bạn cần lưu ý là tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu của người bệnh trước khi thực hiện thay đổi chế độ ăn uống. Một số lời khuyên chung hữu ích bao gồm:

  • Cho người bệnh ngồi thẳng khi ăn hoặc uống.
  • Giảm bớt sự xao lãng để tập trung vào việc ăn uống.
  • Sử dụng ống hút để uống dễ dàng hơn.
  • Lựa chọn những thức ăn mềm.
  • Bổ sung những sản phẩm như bột protein hoặc sữa nhằm đảm bảo người bệnh nhận đủ calo, chất dinh dưỡng và nước. 

Giúp bệnh nhân vượt qua hoàn cảnh 

Sống sót qua cơn đột quỵ là điều đáng mừng, tuy nhiên việc thích nghi với cuộc sống sau cơn đột quỵ có thể mang đến những thách thức. Trong lúc này, người chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng người bệnh. Một số lưu ý đối với người chăm sóc cho người bệnh như:

  • Hãy kiên nhẫn: Cho phép người bệnh làm hoặc nói những điều theo cách riêng  của họ. Cho người bệnh thời gian và không gian để luyện nói, cử động hoặc các kỹ năng khác.
  • Hãy tôn trọng: Hãy đối xử với người đó như một đối tác chứ không phải là một nạn nhân. Họ có thể có những khiếm khuyết nhưng hãy cho phép họ thực hiện quyền tự chủ của mình bằng cách tự đưa ra quyết định.
  • Hãy đồng cảm: Việc thích nghi với một sự thay đổi lớn trong cuộc sống có thể mang lại nhiều cảm xúc, chẳng hạn như đau buồn, tức giận và lo lắng. Bạn nên cho phép người đó bày tỏ cảm xúc của họ và nên hỗ trợ về mặt tinh thần.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm tiềm ẩn, điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ biết. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và tình trạng này thường gặp ở những người sống sót sau đột quỵ với các triệu chứng như: nỗi buồn dai dẳng có cảm giác tội lỗi, vô vọng hoặc cảm giác vô giá trị, thay đổi khẩu vị, hay cáu kỉnh hoặc bồn chồn.

Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đột quỵ đến bệnh nhân mà việc chăm sóc phục hồi sau đột quỵ là khác nhau. Bạn có thể tham khảo lời khuyên về cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ từ đội ngũ y tế của người bệnh. Một người sống sót sau đột quỵ là một điều đáng mừng, vậy nên là người thân của bệnh nhân chúng ta nên thông cảm, chăm sóc giúp người bệnh thích nghi sống tốt hơn trong tương lai. 

Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu

Rate this post
Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay