Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì?

Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Đây là câu hỏi khá phổ biến đối của những người bị rụng tóc quá nhiều, tóc mỏng hoặc rụng từng mảng. Tuy nhiên rụng tóc là hiện tượng bình thường và phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Yaocare Medic sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé.

Theo nghiên cứu của Viện da liễu, chúng ta thường rụng từ 50-100 sợi tóc mỗi ngày và con số này không đáng quan tâm. Sau khi rụng tóc, tóc mới của chúng ta sẽ mọc lên và chắc khỏe hơn. Vậy nhưng, điều này không phải lúc nào cũng đúng bởi có thể rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì đó liên quan đến sức khỏe của bạn.

Bạn có thể rụng tóc ngày càng nhiều hơn theo thời gian nhưng trong một số trường hợp, tóc sẽ rụng đột ngột. Việc rụng tóc nhanh hay chậm, tạm thời hay vĩnh viễn còn tùy thuộc vào nguyên nhân rụng tóc. Phải chăng rụng tóc là dấu hiệu của một bệnh gì mà bạn chưa phát hiện ra.

Để biết chắc chắn bạn rụng tóc bình thường hay do bệnh lý, bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Triệu chứng rụng tóc

Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì đó hay chỉ là rụng tóc thông thường sẽ có biểu hiện là số lượng tóc bạn bị rụng hàng ngày. Tuy nhiên, để xác định được điều này không dễ dàng như bạn nghĩ. Bạn có thể xem xét thêm một số triệu chứng dưới đây như:

  • Nếu bạn để ngôi, bạn sẽ thấy phần ngôi của mình ngày càng rộng ra, tóc đã bị rụng đi nhiều.
  • Chân tóc cao hơn bình thường cũng là dấu hiệu để bạn nhận biết tóc mình đang rụng nhiều.
  • Khi chải đầu nếu bạn thấy lược mắc nhiều tóc hơn thì có thể tóc bạn đang bị rụng.
  • Kích thước các mảng da đầu bị hói ngày càng rộng.
  • Cống nhà tắm hoặc bồn rửa mặt của bạn bị tắc bởi tóc.
  • Bạn bị đau và ngứa da đầu. Đây có thể là dấu hiệu rụng tóc do viêm.

Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì?

Có nhiều loại rụng tóc khác nhau, nhưng có một vài loại chính với các nguyên nhân cơ bản. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì?

Rụng tóc do nội tiết tố nam

Rụng tóc có thể là dấu hiệu của bệnh hói đầu và nguyên nhân chủ yếu do di truyền, do mất cân bằng nội tiết. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng rụng tóc.

Rụng tóc do nội tiết tố nam sẽ xảy ra dần dần chứ không đột ngột. Có những người sau khi dậy thì đã có dấu hiệu rụng tóc, một số khác thì qua tuổi 40 mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

Rụng tóc do nội tiết tố nam không phải chỉ xuất hiện ở nam giới mà cả ở nữ giới bởi hormone gây rụng tóc có trong cơ thể cả nam và nữ. Ở phụ nữ, tóc sẽ bị mỏng dần còn nam giới thường rụng liên tục ở phía trên trán, đỉnh đầu và phía trên thái dương. Bạn có thể nhìn thấy khu vực hói đầu giống như hình chữ M.

Rụng tóc từng mảng

Rụng tóc từng mảng là dấu hiệu của bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch của bạn hiểu nhầm và tấn công các nang tóc khiến chúng yếu dần đi dẫn đến rụng tóc. Rụng tóc từng mảng sẽ tạo ra khu vực da đầu hói từ bé đến lớn, thậm chí rụng toàn bộ.

Rụng tóc từng mảng có thể gây ra rụng lông ở cả khu vực lông mày và lông mì hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Rụng tóc anagen

Đây là tình trạng rụng tóc liên quan đến một yếu tố nào đó tác động khiến tóc ngưng mọc dù đang trong giai đoạn phát triển và dẫn đến rụng tóc. Hiện tượng này thường do người bệnh sử dụng hóa trị hoặc xạ trị để điều trị bệnh. Tuy nhiên, sau khi ngừng điều trị, tóc sẽ mọc lại bình thường.

Rụng tóc telogen

Rụng tóc telogen là biểu hiện của bệnh gì? Đây là hiện tượng nang tóc đột ngột vào trạng thái nghỉ gây rụng tóc. Nguyên nhân của tình trạng này là do một cú sốc về tinh thần hoặc thể chiến như: căng thẳng, tai nạn, mắc bệnh nghiêm trọng.

Rụng tóc telogen cũng có thể do nội tiết tố thay đổi như trong giai đoạn thai kỳ, sinh con hoặc mãn kinh của phụ nữ. Ngoài ra những người bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết hoặc dừng sử dụng thuốc tránh thai nội tiết cũng bị rụng tóc một thời gian.

Rụng tóc telogen còn là tác dụng phụ của một số thuốc: thuốc chống đông máu, retinoid uống, thuốc chống co giật, thuốc tuyến giáp…

Loại rụng tóc này sẽ khỏi khi các nguyên nhân gây ra chúng được giải quyết.

Nấm da đầu (hắc lào ở đầu)

Rụng tóc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nấm da đầu. Đây là bệnh ngoài da do nhiễm trùng nấm và có thể ảnh hưởng đến da đầu cùng nang tóc. Nấm da đầu tạo ra các mảng hói nhỏ trên đầu kèm theo vảy và gây ngứa. Dần dần, khu vực da bị tổn thương sẽ lan rộng hơn. Ngoài ra, nấm da đầu còn có một số triệu chứng khác kèm theo như: tóc giòn dễ gãy, da đầu có cảm giác đau, các mảng vảy có thể màu xám hoặc đỏ. Để điều trị bệnh nấm da đầu, bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc dầu gội trị nấm và bạn cần kiên trì sử dụng theo chỉ dẫn để có kết quả tốt.

Rụng tóc do lực kéo

Rụng tóc cũng có thể xảy ra do lực kéo lên tóc quá mạnh như: giật tóc, tết tóc, buộc tóc quá chặt.

Chẩn đoán rụng tóc

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc, vậy nên để xác định rụng tóc có phải là dấu hiệu của bệnh gì hay không thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về lịch sử bệnh lý và khám sức khỏe tổng thể để thu hẹp lại nguyên nhân. Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da nếu họ nghi ngờ bạn có bệnh về da đầu hoặc bệnh tự miễn. Họ cũng yêu cầu bạn xét nghiệm máu để kiểm tra sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu hoặc dấu hiệu của bệnh nào đó.

Điều trị rụng tóc

Có khá nhiều cách điều trị rụng tóc, tuy nhiên cách chữa bệnh hiệu quả nhất phụ thuộc vào nguyên nhân tóc bị rụng.

Sau khi chẩn đoán rụng tóc, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi hoặc dầu gội đầu chuyên biệt. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm nếu bệnh rụng tóc do tình trạng tự miễn của cơ thể.

Tuy nhiên, đa phần bệnh hói đầu không thể chữa khỏi và nếu bạn muốn mái tóc mình có tính thẩm mỹ thì bạn có thể cấy tóc, dùng tóc giả…

Ngăn ngừa rụng tóc

Rụng tóc do nội tiết tố nam không thể tránh được, tuy nhiên bạn có thể làm một số điều dưới đây để hạn chế tóc rụng do nguyên nhân khác như:

  • Không nên buộc tóc quá chặt để tránh gây áp lực lên tóc.
  • Hạn chế tác động lên tóc như: kéo, xoắn, vò tóc.
  • Sử dụng dầu gội thảo dược thay vì các loại dầu gội chứa hóa chất để giúp tóc mềm mại, khỏe mạnh. Hoặc bạn có thể dùng dầu gội khô xen kẽ dầu gội thảo dược vì nước cũng có thể khiến tóc bạn bị khô và yếu hơn.
  • Sau khi gội đầu bạn chỉ nên vỗ nhẹ cho tóc khô thay vì vò tóc bằng khăn.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và protein để tóc khỏe hơn.
  • Tránh sử dụng một số vật dụng tạo kiểu tóc bằng nhiệt hoặc hóa chất như: máy sấy tóc, lược bằng nhiệt, máy là tóc, thuốc nhuộm tóc…

Khi nào gặp bác sĩ về rụng tóc

Nếu bỗng dưng bạn bị rụng tóc nhiều hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân, bạn cần tới gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm hiểu cách điều trị phù hợp nhất.

Khi bác sĩ hỏi về tình trạng sức khỏe, bạn đừng quên đề cập đến những dấu hiệu bất thường như: cảm thấy mệt mỏi, giảm cân đột ngột không có lý do, chân tay bị phù, sốt cao, phát ban…

Thông tin về tiền sử hói đầu của người thân trong gia đình bạn cũng như mức độ rụng tóc sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân rụng tóc của bạn.

Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu

 

3/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay