Vệ sinh răng miệng đúng cách như thế nào?

Chăm sóc răng miệng tốt trong suốt cuộc đời có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng và sức khỏe. Bạn có thể làm điều này bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách như: đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng mỗi ngày đồng thời không quên tới gặp nha sĩ một năm 2 lần.

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện sức khỏe

Chăm sóc răng miệng khỏe mạnh là việc làm quan trọng hơn bạn tưởng rất nhiều. Miệng của bạn sẽ làm gì mỗi ngày? Bạn sẽ dùng miệng để ăn, để cười, để nói và còn hơn thế nữa. Một nụ hôn chăng? Sức khỏe răng miệng kém sẽ ảnh hưởng tới tất cả những điều này.

Răng miệng và nướu khỏe mạnh sẽ mang đến sức khỏe tổng thể tốt cho bạn. Sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp cải thiện các bệnh mãn tính như tiểu đường và tim mạch. Bạn có thể làm theo lời khuyên của chúng tôi để chăm sóc răng miệng suốt đời.

Vệ sinh răng miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bộ răng đầu tiên của trẻ gần như được hình thành hoàn chỉnh từ khi mới sinh. Lúc đầu, những chiếc răng này “ẩn mình” dưới nướu. Thông thường, trẻ mọc chiếc răng đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Những chiếc răng sữa giúp bé có thể nhai thức ăn và nói tốt. Những chiếc răng đầu tiên của bé cũng là vị trí của những chiếc răng vĩnh viễn. Chúng giúp răng vĩnh viễn mọc thẳng hàng.

Để chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần:
  • Làm sạch răng mới của trẻ hàng ngày. Khi răng mới mọc, hãy làm sạch chúng bằng cách chà xát nhẹ nhàng bằng khăn ướt sạch. Khi răng lớn hơn, hãy sử dụng bàn chải đánh răng của trẻ.
  • Hạn chế sử dụng núm vú giả. Chúng có thể làm xấu đi sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến cách mọc răng của trẻ.
  • Đừng để trẻ đi ngủ khi còn đang ngậm bình sữa. Điều này có thể để lại sữa hoặc nước trái cây bám trên răng và gây ra các lỗ sâu răng được gọi là “sâu răng sữa trẻ em”.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng kem đánh răng. Thay vào đó, hãy dùng nước để đánh răng cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng cách và để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh răng miệng. Bạn hãy nhắc trẻ vệ sinh lưỡi cũng như nhổ hết kem đánh răng ra ngoài và không nuốt nó.
  • Bắt đầu từ 1 tuổi, bạn nên đưa trẻ đi khám răng thường xuyên 2 lần/ năm. Điều này không những giúp phát hiện các vấn đề về sâu răng, viêm nướu mà còn giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề việc mọc răng của bé.
  • Khuyến khích trẻ lớn hơn ăn đồ ăn nhẹ ít đường, chẳng hạn như trái cây, pho mát và rau. Tránh cho trẻ ăn kẹo dẻo, dai.

Vệ sinh răng miệng ở trẻ lớn (thanh thiếu niên)

Chăm sóc răng miệng vẫn sẽ là công việc quan trọng khi trẻ lớn lên và dậy thì. Bây giờ trẻ đã có răng trưởng thành hay còn gọi là răng vĩnh viễn. Bạn hãy giúp con vệ sinh răng miệng thật tốt để trẻ có hơi thở thơm tho, nụ cười đẹp và ít sâu răng. Dưới đây là một số điều đơn giản mà bạn có thể nhắc con làm:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa fluor và không quên chải lưỡi.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
  • Không hút thuốc vì có thể làm ố răng, hôi miệng và gây ra ung thư.
  • Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng. Việc lựa chọn nước súc miệng còn tùy thuộc vào sức khỏe răng miệng của trẻ.
  • Khám nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra và làm sạch răng thường xuyên.

Chăm sóc răng miệng cho người trưởng thành

Duy trì việc chăm sóc răng miệng tốt khi trưởng thành có thể giúp bạn tránh bị rụng răng, đau nướu hoặc gặp phải các vấn đề khác. Dưới đây là một số điều hữu ích bạn có thể làm:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày
  • Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng
  • Không hút thuốc lá
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu thuốc bạn đang uống có tác dụng phụ có thể làm hỏng răng của bạn. (Ví dụ, một số loại thuốc có thể khiến bạn bị khô miệng)
  • Thường xuyên quan sát bên trong miệng để tìm vết loét không lành, vết nhiệt miệng, nướu bị kích ứng hoặc những thay đổi khác.
  • Tới gặp bác sĩ nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra và làm sạch định kỳ (lấy cao răng).

Những điều cần lưu ý khi vệ sinh răng miệng

Nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên, bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:

Sâu răng

Răng của bạn có thể bị sâu khi bạn không đánh răng và không dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn thừa. Nếu không được điều trị, sâu răng có thể gây đau nhức răng, khiến răng bị nhiễm trùng, phải diệt tủy và thậm chí có thể dẫn đến mất răng.

Bệnh về nướu

Bệnh nướu răng xảy ra khi mảng bám tích tụ dọc theo đường nướu của bạn. Nó có thể khiến răng bị lung lay theo thời gian. Theo một số nghiên cứu, bệnh nướu răng có liên quan đến bệnh tim. Các chuyên gia không chắc liệu bệnh nướu răng có khiến bạn dễ mắc bệnh tim hơn hay ngược lại nhưng bạn vẫn nên chăm sóc nướu thật khỏe mạnh để đảm bảo sức khỏe tổng thể của bạn được tốt.

Ung thư miệng

Hút thuốc lá và rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng (ung thư miệng). Việc bạn kém vệ sinh răng miệng không có nguy cơ làm tăng ung thư miệng, nhưng nếu bạn kết hợp điều này với bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác, nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Mất tự tin

Khi răng không sạch, bạn sẽ bị hôi miệng. Hôi miệng có thể khiến bạn cảm thấy kém tự tin tại nơi làm việc, trường học và trong các mối quan hệ xã hội. Tình trạng răng miệng kém lâu ngày có thể dẫn đến rụng răng, khiến bạn ít cười và ngại giao tiếp. Tất cả những điều này có thể làm tổn hại đến sự tự tin và cách nhìn nhận bản thân của bạn.

Nếu bạn bị đau miệng hoặc đau răng, đừng coi thường nó mà hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bạn càng để lâu, răng miệng bạn càng trở nên tồi tệ

Một số câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ:

  • Chế độ ăn uống của tôi có ảnh hưởng tới răng miệng không?
  • Kem đánh răng này có tốt hơn kem đánh răng khác không?
  • Tôi có đang đánh răng đúng cách không?
  • Hàn răng có an toàn không?
  • Lấy tủy răng có an toàn không?
  • Tôi nên làm răng giả hay cấy ghép răng?

Đừng ngần ngại khi bạn có bất kỳ vấn đề vào về chăm sóc răng miệng cần được bác sĩ giải đáp.

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc răng miệng suốt cuộc đời

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0989.360.101
Chat Zalo
Gọi điện ngay