Nên làm gì và không nên làm gì nếu ai đó bị đột quỵ?

Khi chứng kiến ai đó bị đột quỵ có thể khiến bạn hoảng sợ. Đột quỵ có thể gây ra nhiều tổn thương và dẫn đến tàn tật lâu dài hoặc tử vong, điều quan trọng là chúng ta cần biết về các triệu chứng và việc phải làm trong trường hợp có người đột quỵ. Bài viết dưới đây thảo luận về những triệu chứng của đột quỵ cũng như những gì nên làm và không nên làm khi gặp phải người bị đột quỵ. 

Triệu chứng của đột quỵ 

Những thay đổi hoặc triệu chứng đột ngột có thể báo hiệu cơn đột quỵ bao gồm:

  • Tê và yếu ở mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể.
  • Nói khó hiểu hoặc khó nói. 
  • Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
  • Khó đi lại, mất thăng bằng hoặc khó khăn trong các vấn đề về phối hợp. 
  • Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Bạn nên làm gì khi có ai đó bị đột quỵ?

Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang bị đột quỵ, hãy gọi 115 càng sớm càng tốt. Một công cụ hữu ích để xác định xem ai đó có bị đột quỵ hay không là bộ dấu hiệu cảnh báo FAST, bao gồm:

  • F”(face drooping): Khuôn mặt của người bệnh bị xệ xuống một bên hay khi họ cười không được cân xứng.
  • A”(arm weakness): Cánh tay bị yếu, bạn nên hỏi xem liệu người bệnh có thể giơ và giơ hai tay bằng nhau không, có phải một tay bị chùng xuống không?
  • S”(speech difficulty): Khó khăn khi nói, bạn nên chú ý xem người bệnh có bị khó khăn khi nói không, có bị nói ngọng hay nói cắt xén hoặc hoàn toàn không thể nói được không?
  • T”(time to call 115): Nếu bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện trên, bạn nên gọi 115 ngay lập tức.

Khi gọi 115, bạn nên dùng từ “đột quỵ” khi nói chuyện với nhân viên y tế và nói về tình trạng của bệnh nhân. Các bước bổ sung thông tin cho nhân viên y tế cần thực hiện bao gồm:

  • Ghi nhớ thời điểm các triệu chứng bắt đầu, việc phát hiện thời điểm khởi phát sẽ rất hữu ích giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
  • Theo dõi triệu chứng của bệnh nhân để thông báo với nhân viên y tế về tình hình của bệnh nhân.
  • Nói chuyện với bệnh nhân một cách bình tĩnh: Đảm bảo với bệnh nhân rằng sẽ sớm được trợ giúp. 
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu cần: Kiểm tra mạch của bệnh nhân và đảm bảo rằng họ vẫn thở.

Những điều không nên làm khi có người bị đột quỵ

Trong trường hợp có người bị đột quỵ, những điều sau đây bạn không nên làm:

  • Không nên tự ý chở bệnh nhân đến bệnh viện: Xe cứu thương có thể chăm sóc cứu sống bệnh nhân nhanh hơn và phân loại điều trị khi trên đường đưa người bệnh đến bệnh viện, để có thể thực hiện điều trị ngay khi đến nơi. 
  • Không dùng thuốc: Nguyên nhân đột quỵ ở mỗi người là khác nhau, vậy nên không được tự ý dùng thuốc khi không có bất kỳ chỉ định nào của bác sĩ. 
  • Không cho người bệnh ăn hoặc uống: Tình trạng đột quỵ có thể gây mất kiểm soát cơ ở mặt và cổ, làm tăng nguy cơ bị nghẹn.

Tình trạng sau đột quỵ 

Quá trình hồi phục sau đột quỵ là một tin đáng mừng cho người bệnh, tuy nhiên hành trình tiếp theo có thể rất khó khăn cho bệnh nhân và người chăm sóc. Điều cần thiết nhất lúc này là tạo không gian an toàn cho bệnh nhân trong quá trình hồi phục sau đột quỵ. Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ có thể gặp phải một số khó khăn như:

  • Yếu hoặc tê ở một hoặc cả hai bên cơ thể.
  • Khả năng giữ thăng bằng và phối hợp kém.
  • Mất trí nhớ.
  • Mệt mỏi.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Do những bất tiện này, người chăm sóc nên thực hiện những thay đổi trong nhà đảm bảo bệnh nhân đột quỵ có thể di chuyển dễ dàng và an toàn nhất có thể như:

  • Cải thiện lớp phủ sàn giúp mặt sàn không bị trơn trượt và dễ ngã. 
  • Dành nhiều không gian hơn cho việc đi lại mà không dựa vào đồ đạc để đi lại. 
  • Lắp đặt lan can, tay vịn giúp việc di chuyển dễ dàng hơn. 
  • Mang giày đế bằng. 
  • Khi di chuyển cần có người hỗ trợ hoặc giám sát.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ tập đi và các thiết bị khác theo quy định.

Điều đáng lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đột quỵ là nên tuân thủ yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên tham khảo hoặc nhờ chuyên gia trị liệu vật lý nhằm hỗ trợ bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang bị đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Trường hợp bệnh nhân được chăm sóc y tế càng nhanh thì cơ hội hồi phục của họ càng cao. 

Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu

Rate this post
Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay