Nguyên nhân phía sau tai có mùi

Đa phần chúng ta không chú ý vệ sinh khu vực sau tai khi tắm hoặc rửa mắt. Đó là lý do bạn có thể nhận thấy mùi khó chịu bắt nguồn từ đó. Mùi sau tai có thể do vệ sinh kém nhưng cũng có thể do bạn bị viêm nhiễm. Vậy tại sao tai có mùi?

Nguyên nhân chính của vệ sinh tai kém chính bởi bạn không thể nhìn thấy phía sau tai của mình nên đôi khi chúng ta bỏ qua việc lau rửa cũng như kiểm tra xem vùng da sau tai có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
Nhiều nguyên nhân dù nhỏ nhưng có thể gây ra mùi sau tai bạn như:

  • Viêm da tiết bã
  • Vệ sinh kém
  • Nhiễm trùng do xỏ lỗ tai
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Nhiễm trùng vết xước hoặc chấn thương

Mùi sau tai không phải là một dấu hiệu cho căn bệnh nghiêm trọng nào trong hầu hết các trường hợp mà nó chủ yếu là bệnh da liễu. Để có phương pháp điều trị phù hợp, chúng ta sẽ tìm hiểu với từng nguyên nhân cụ thể trong bài viết này.

Viêm da tiết bã

Đây là một loại bệnh chàm và khiến da bạn bị bong tróc. Viêm da tiết bã có thể xảy ra tại bất kỳ vùng nào trên cơ thể bạn và không loại trừ phía sau tai. Trong một số trường hợp viêm da tiết bã là do nấm sống trên da gây ra.

Viêm da tiết bã thường không gây ra mùi sau tai, nhưng nếu bạn không làm sạch lớp vảy nhờn, để chúng thành nơi lưu giữ mồ hôi thì sẽ có mùi rất khó chịu. Hơn nữa, việc bong tróc da khiến bệnh nhân đau đớn nên sẽ không lau rửa kỹ sau tai làm cho khu vực da bị tổn thương viêm nhiễm rất nguy hiểm.

Trong trường hợp này bạn có thể điều trị bằng cách bôi 1 số kem theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh kém

Vùng da ngay sau tai rất dễ bị đọng mồ hôi và dầu. Sau tai có thể đọng lại chất cặn bã từ các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Mái tóc dài của bạn cũng có thể trở thành nguyên nhân dầu và các tế bào chất cũng như bụi bẩn lưu lại da đầu và khu vực xung quanh gây ra mùi sau tai.

Khu vực sau tai cũng không thể nhìn thấy nếu không có gương, vì vậy hầu hết chúng ta không để ý đến nó. Bạn có thể không chú ý và không rửa sạch sẽ kỹ lưỡng khu vực này. Vì vậy nếu phía sau tai bạn không bị đau và chỉ có mùi sau tai thì bạn chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm và một chút xà phòng.

Khu vực xỏ lỗ tai bị nhiễm trùng gây mùi sau tai

Xỏ lỗ tai để đeo những bộ khuyên xinh đẹp đáng yêu đã trở thành phổ biến với chúng ta, thậm chí trẻ mấy tháng tuổi đã được bố mẹ bấm lỗ tai. Tuy nhiên, đây là một vết thương hở và cần thời gian để hồi phục. Vì lý do này, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào vết thương và lây nhiễm sang các lỗ khuyên tai đã lành, đặc biệt nếu lỗ xỏ không sạch.

Vùng lỗ tai bị nhiễm trùng thường có mùi hôi, mủ, da chết và dịch tiết khác do nhiễm trùng có thể dính vào trụ và lưng bông tai. Điều này có thể gây ra mùi sau tai rất khó chịu.

Để tránh có mùi phần tai được xỏ lỗ, bạn cần làm sạch tai và các trụ bông tai bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch dành riêng cho xỏ lỗ tai.

Nếu không may lỗ tai của bạn bị nhiễm trùng gây đau, sốt hoặc xuất hiện hạch bạch huyết thì bạn nên tới khám bác sĩ bởi chỉ một vết bấm lỗ tai bé bị nhiễm trùng cũng có thể khiến cơ thể bạn gặp nguy hiểm.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là một bệnh nhiễm trùng liên quan tới nấm candida albicans. Nấm men thường xuất hiện ở khu vực cơ thể ẩm ướt. Chúng ta thường đổ mồ nhiều sau tai nhưng lại quên vệ sinh thường xuyên nên dễ bị nhiễm nấm gây ngứa và tạo ra mùi khó chịu.

Nấm men có xu hướng phát triển ở những khu vực ấm áp và ẩm ướt. Do đó, những người đổ mồ hôi nhiều hoặc những người không thường xuyên vệ sinh vùng sau tai có thể bị nhiễm trùng nấm men.

Nhiễm trùng nấm men có xu hướng ngứa và có thể tạo ra mùi giống như bia hoặc bánh mì. Nếu không điều trị kịp thời, nấm men có thể xâm lấn vào bên trong tai.

Vết thương sau tai

Đôi khi tai bạn xuất hiện vết cắt, vết xước hoặc mụn bị nhiễm trùng cũng sẽ tạo ra mùi khó chịu ở sau tai. Nếu bạn chỉ bị thương nhẹ, bạn có thể tự vệ sinh sạch vết thương bằng nước muối và bôi thuốc mỡ kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa mùi sau tai

Cách tốt nhất và đơn giản nhất để kiểm soát mùi sau tai chính là giữ cho khu vực này luôn sạch sẽ. Việc vệ sinh thường xuyên và cẩn thận còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm nấm và kích ứng da. Một số việc bạn có thể làm để ngăn ngừa mùi sau tai như:

Đừng quên rửa phía sau tai mỗi khi tắm. Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc bị chàm, bạn nên dùng các loại sữa tắm thảo dược dành cho da nhạy cảm.

Sau khi bạn vận động hoặc tập thể dục, hãy lau mồ hôi phía sau tai bằng khăn ấm và ướt để làm sạch tai. Bạn có thể sử dụng thêm xịt tắm khô Yaocare Medic để đảm bảo tai không bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn xỏ lỗ tai, hãy giữ khuyên tai luôn sạch sẽ bằng cách vặn và xoay khuyên tai theo hình tròn vài lần mỗi ngày.

Tẩy tế bào chết cho da phía sau tai hai lần mỗi tuần để loại bỏ da chết, bụi bẩn, cặn bã tích tụ.

Cho dù bạn không cảm thấy ngứa hay đau đớn thì vẫn cần kiểm tra quanh tai nếu thấy mùi sau tai để tránh những vấn đề nghiêm trọng xảy ra.

Trong trường hợp người cao tuổi hoặc người bệnh không thể tắm rửa thường xuyên, việc vệ sinh cơ thể và tai vẫn rất quan trọng để tránh vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng tới sức khỏe. Giải pháp tốt nhất chính là sử dụng sữa tắm khô Yaocare Medic  để vệ sinh toàn thân thể cũng như các khu vực có nếp gấp và sau tai. Xuất phát từ bài tắm chữa bệnh của người Dao Áo dài, Yaocare Medic không những làm sạch đến 99,9% mà còn giúp lưu thông khí huyết, thư giãn cơ thể, giúp người bệnh khỏe hơn.

Yaocare Medic- Hương Dược Trị Liệu

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0866.120.006
Chat Zalo
Gọi điện ngay